Blog

Phủ thờ công chúa Ngọc Sơn

Phủ thờ công chúa Ngọc Sơn là một trong những phủ thờ còn nguyên vẹn nhất ở Huế. Không chỉ là một ngôi nhà rường truyền thống, phủ thờ còn là nơi lưu giữ nhiều món cổ vật có giá trị văn hóa lớn.

  1. Kế Hoạch Du Lịch Huế – Đi Đâu và Ăn Gì?
  2. Những Trải Nghiệm Phải Thử Khi Du Lịch Huế
  3. Lịch trình rong ruổi Huế 2 Ngày 1 Đêm
  4. Lịch trình khám phá ẩm thực xứ Huế 2 ngày 1 đêm
  5. Lịch trình trải nghiệm Huế 2 ngày 1 đêm

Phủ thờ công chúa Ngọc Sơn nằm ở đâu?

Phủ thờ công chúa Ngọc Sơn nằm tại địa chỉ 31 Nguyễn Chí Thanh, phường Phú Hiệp, thành phố Huế. Nơi đây thuộc vùng đất Gia Hội. Xưa là nơi tập trung nhiều phủ đệ của những ông hoàng, bà chúa, vương tôn công tử triều đình nhà Nguyễn. Giống như những phủ đệ khác trên đất Huế, phủ thờ công chúa Ngọc Sơn được thiết kế như một nhà vườn. Với kiến trúc chính là một ngôi nhà rường truyền thống.

Phủ nằm gần khu vực Hoàng Thành_Ảnh sưu tầm

Phủ nằm gần khu vực Hoàng Thành_Ảnh sưu tầm

Công chúa Ngọc Sơn là ai?

Công chúa Ngọc Sơn (tên thật là Nguyễn Phúc Hỷ Hỷ, 1886 – 1905) là con gái thứ 2 của vua Đồng Khánh. Công chúa được gả cho con trai quan đại thần Đông Các Đại học sĩ Nguyễn Hữu Thảng, tức phò mã Nguyễn Hữu Tiễn. Tương truyền bà nổi tiếng với tài nữ công gia chánh. Tuy nhiên người tài hoa thường bạc mệnh, công chúa Ngọc Sơn mất lúc mới 20 tuổi. Thể theo nguyện vọng của công chúa trước khi qua đời, sau khi mãn tang vợ, ông Nguyễn Hữu Tiễn đã kết hôn với quận chúa Công Tôn Nữ Thị Trân – con gái của Kiên Quận công Nguyễn Phúc Ưng Quyển, em ruột vua Đồng Khánh.

Bàn thờ công chúa Ngọc sơn cùng phò mã Nguyễn Hữu Tiễn và quận chúa Công Tôn Nữ Thị Trân_Ảnh sưu tầm

Bàn thờ công chúa Ngọc sơn cùng phò mã Nguyễn Hữu Tiễn; quận chúa Công Tôn Nữ Thị Trân_Ảnh sưu tầm

Để tỏ lòng thương tiếc người vợ yêu quý, phò mã Nguyễn Hữu Tiễn (con trai của Đông các Đại học sĩ Nguyễn Hữu Thảng) đã dựng ngôi mộ thờ công chúa trong khuôn viên nhà vườn.

Khuôn viên phủ thờ công chúa Ngọc Sơn

Phủ thờ công chúa Ngọc Sơn được ông Nguyễn Hữu Tiễn cho xây dựng năm 1921. Khuôn viên phủ rộng gần 2.400m2. Biệt phủ mang lối kiến trúc điển hình của nhà vườn Huế, làm nơi thờ tự vong linh công chúa Ngọc Sơn. Đây cũng là nơi ăn ở của gia đình ông; cùng 7 người con với người vợ thứ hai là bà quận chúa Công Tôn Nữ Thị Trân. Trải qua hơn 100 năm, phủ thờ Ngọc Sơn công chúa đã được các hậu duệ của vị phò mã Nguyễn Hữu Tiễn gìn giữ. Phủ đã được bảo tồn gần như nguyên vẹn dẫu rằng cố đô Huế và vùng đất Gia Hội nói riêng đã trải bao phen dâu bể.

Toàn cảnh phủ thờ công chúa Ngọc Sơn_Ảnh sưu tầm

Toàn cảnh phủ thờ công chúa Ngọc Sơn_Ảnh sưu tầm

Lối vào phủ với thiết kế riêng biệt

Điểm khác biệt so với các ngôi nhà vườn khác là ngôi nhà của phủ có mặt tiền mở về hướng Tây. Nhà quay lưng ra đường để tránh ồn ào, bụi bặm. Lối đi vào với hàng chè tàu xanh mướt, nép một bên sườn nhà tạo thành đường cong mềm mại, duyên dáng.

Cũng vì thế mà trước nhà không có bình phong mà được thay bằng một hòn non bộ có chiều cao và quy mô vừa phải. Với bố cục như vậy nên công trình không có cổng, vòm bề thế theo lối thông thường mà chỉ có hai trụ cổng. Phía trên trụ có đắp hình “lân mẫu xuất lân nhi” mang ý nghĩa hạnh phúc gia đình.

Tượng lân trên trụ cổng_Ảnh sưu tầm

Tượng lân trên trụ cổng_Ảnh sưu tầm

Một điều thú vị khác là ngôi nhà đã được cải tạo. Xây thêm một khối kiến trúc phía trước ở ba gian giữa, tạo thành điểm nhấn trước nhà. Khối kiến trúc này hợp với ngôi nhà cũ tạo thành kiểu “trùng thiềm điệp ốc”. Vô cùng quen thuộc trong các công trình cung đình ở Huế.

Diện mạo của phủ sau khi được trùng tu_Ảnh sưu tầm

Diện mạo của phủ sau khi được trùng tu_Ảnh sưu tầm

Phủ mang lối kiến trúc điển hình của nhà vườn Huế

Công trình kiến trúc chính của phủ thờ công chúa Ngọc Sơn là một tòa nhà kép: tiền đường, chính đường và phần phụ.

Tiền đường

Tiền đường ba gian có hàng cột hiên bằng gạch trát vữa, quét vôi màu vàng. Với những chi tiết trang trí theo kiểu nhà Âu, vốn rất thịnh hành ở Huế vào hồi đầu thế kỷ XX.

Kết hợp hài hòa lối kiến trúc truyền thông và Châu Âu_Ảnh Khamphadisan

Kết hợp hài hòa lối kiến trúc truyền thông và Châu Âu_Ảnh Khamphadisan

Chính đường

Chính đường ba gian hai chái, theo đúng phong cách nhà rường Huế với mái lợp ngói liệt. Ngói có đắp các chi tiết trang trí bằng vôi vữa chủ đề “mây hóa long”. Khung sườn bằng gỗ với bốn hàng cột mỗi chiều và những bộ vì kèo được chạm trổ tinh tế.

Gian giữa với hoành phi, câu đối treo hai bên. Phía trong thờ “tiền phật hậu linh”. Bàn thờ được đặt ở vị trí chính giữa; với ảnh thờ của công chúa Ngọc Sơn, phò mã Nguyễn Hữu Tiễn và quận chúa Công Tôn Nữ Thị Trân.

Gian chính giữa phủ thờ công chúa Ngọc Sơn_Ảnh sưu tầm

Gian chính giữa phủ thờ công chúa Ngọc Sơn_Ảnh sưu tầm

Các công trình phụ

Ngoài nhà phụ và bếp thì phía bên trái vườn còn có một ngôi mộ. Đó là mộ của bà quận chúa Công Tôn Nữ Thị Trân, người vợ sau của phò mã Nguyễn Hữu Tiễn. Ngôi mộ trong vườn như một biểu tượng về tình nghĩa, đạo hiếu của những người trong gia đình. Đây cũng là sự kết nối hài hòa giữa hiện tại với quá khứ.

Mộ quận chúa Công Tôn Nữ Thị Trân_Ảnh sưu tầm

Mộ quận chúa Công Tôn Nữ Thị Trân_Ảnh sưu tầm

Phía trước phủ thờ

Phủ thờ công chúa Ngọc Sơn còn nổi tiếng bởi thiết kế dựa trên luật phong thủy. Phía trước là tiền án (hòn non bộ), minh đường (hồ sen và bể cạn), tả long và hữu hổ (hai kỳ thạch bài trí ở hai bên tiền đường).

Hồ sen nằm trước hòn non bộ_Ảnh sưu tầm

Hồ sen nằm trước hòn non bộ_Ảnh sưu tầm

Một số bảo vật và cổ vật trong phủ

Chiếc bàn làm từ gỗ lim nguyên khối, dát tam khí và có thể xoay tròn thời vua Khải Định_Ảnh sưu tầm

Chiếc bàn làm từ gỗ lim nguyên khối, dát tam khí và có thể xoay tròn thời vua Khải Định_Ảnh sưu tầm

 

Châu bản vua Khải Định ban cho công chúa Ngọc Sơn vẫn còn nguyên vẹn sau gần 100 năm_Ảnh sưu tầm

Châu bản vua Khải Định ban cho công chúa Ngọc Sơn vẫn còn nguyên vẹn sau gần 100 năm_Ảnh sưu tầm

 

3 chiếc huân, huy chương của triều đình tặng cho công chúa Ngọc Sơn và phò mã về những công đức đóng góp của hai người_Ảnh sưu tầm

3 chiếc huân, huy chương của triều đình tặng cho công chúa Ngọc Sơn và phò mã. Về những công đức đóng góp của hai người_Ảnh sưu tầm

 

Bộ tiền xu từ thời vua Minh Mạng, vua Đồng Khánh,vua Khải Định và vua Bảo Đại_Ảnh sưu tầm

Bộ tiền xu từ thời vua Minh Mạng, vua Đồng Khánh,vua Khải Định và vua Bảo Đại_Ảnh sưu tầm

 

Và nhiều cổ vật từ thời công chúa còn sinh sống vẫn được lưu giữ_Ảnh sưu tầm

Và nhiều cổ vật từ thời công chúa còn sinh sống vẫn được lưu giữ_Ảnh sưu tầm

Một cổ vật đặc biệt được lưu giữ nơi đây là bức châu bản của vua Bảo Đại. Một cổ vật khẳng định về chủ quyền Hoàng Sa. Bức châu bản này được nhà nghiên cứu Phan Thuận An scan lại sau khi đã hiến tặng bản gốc cho Bộ Ngoại giao Việt Nam. Mới đây, nhà nghiên cứu này đã được Nhà nước trao tặng Kỷ niệm chương về sự đóng góp cho Chủ quyền biển đảo.

Bức châu bản của vua Bảo Đại khẳng định về chủ quyền Hoàng Sa_Ảnh sưu tầm

Bức châu bản của vua Bảo Đại khẳng định về chủ quyền Hoàng Sa_Ảnh sưu tầm

Người gìn giữ phủ thờ

Phủ thờ công chúa Ngọc Sơn hiện là tư gia của nhà sử học, nhà nghiên cứu Phan Thuận An. Phu nhân của ông, bà Nguyễn Thị Sương là hậu duệ của phò mã Nguyễn Hữu Tiễn. Hiện nay, hai vợ chồng nhà nghiên cứu Phan Thuận An đang sinh sống cùng con cháu ở đây. Đồng thời gia đình ông cũng là người chăm sóc, bảo tồn di sản quý giá này.

Nhà nghiên cứu Phan Thuận An

Nhà nghiên cứu Phan Thuận An vẫn được biết đến là “cây đa, cây đề” trong giới nghiên cứu văn hóa – lịch sử ở Huế. Ông được mệnh danh là “nhà Huế học”. Với một tinh thần Huế, cốt cách Huế và là một tri thức uyên bác. Ông đã cùng gia đình gìn giữ Phủ thờ – nhà vườn công chúa Ngọc Sơn như một “bảo tàng sống” về văn hóa và con người Huế.

Nhà nghiên cứu Phan Thuận An_Ảnh sưu tầm

Nhà nghiên cứu Phan Thuận An_Ảnh sưu tầm

Trải qua cả 100 năm lịch sử, phủ thờ công chúa Ngọc Sơn vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, độc đáo của nhà vườn xứ Huế. Đến đây, bạn không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của hiện vật mà còn cả phần hồn của di sản. Hãy cùng Hành trình du lịch tham quan ngôi phủ mang đậm nét Huế này.

Xem thêm: Vườn Ngự Uyển Cơ Hạ – kiệt tác vườn cung đình Huế

Người viết: Trang Yết

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on