Blog

Thành cổ Vinh - nhân chứng lịch sử hàng trăm năm tại mảnh đất miền Trung_Ảnh sưu tầm

Thành cổ Vinh – Hồi tưởng lại về một thời kỳ lịch sử dân tộc

Đứng từ trên núi Dũng Quyết nhìn về, thành phố Vinh xinh đẹp trải dài, rạng rỡ dưới kia, là nơi dựng Phượng Hoàng Trung Đô của người anh hùng áo vải Tây Sơn thuở nào. Với những phố nhỏ chạy dài miên man, những thành quách, miếu mạo, trường tồn cùng thời gian là chứng tích cho một thành Vinh còn mãi dấu tiền nhân. Hãy cùng Hành trình du lịch khám phá địa điểm du lịch Nghệ An lý tưởng này nhé!

Thành cổ Vinh ở đâu?

Thành cổ Vinh, còn gọi là thành cổ Nghệ An, nằm trên đường Đào Tấn, phường Cửa Nam, thuộc địa phận Thành phố Vinh, Nghệ An. Thành cổ Vinh được xây dựng vào năm 1804 dưới triều Gia Long và được xây bằng đất. Cho đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831) thì mới được xây bằng đá. Thành được xây theo hình lục giác có cấu trúc theo kiểu vô-băng. Thành có sáu cạnh, ba cửa; chu vi khoảng 2.400m; tường cao 4,4m; diện tích chừng 420.000m²; bao quanh là hào nước sâu chừng 3m.

Toàn cảnh thành cổ Vinh nhìn từ trên cao_Ảnh sưu tầm

Toàn cảnh thành cổ Vinh nhìn từ trên cao_Ảnh sưu tầm

Tòa thành là chứng tích của nhiều sự kiện lịch sử thời nhà Nguyễn và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Thành cổ đã trải qua những lần khôi phục kiến trúc nhưng vẫn bị phá hủy gần hết. Cổng Tiền Môn là cổng còn nguyên vẹn nhất trong 3 cổng của thành.

Dấu tích lịch sử thành cổ Vinh

Thành cổ Vinh là một di tích lịch sử ở Nghệ An thu hút nhiều khách du lịch tham quan hằng năm. Thành được xây dựng vào triều Nguyễn, đời vua Gia Long. Năm 1802, nhà Nguyễn giành được chính quyền từ vương triều Tây Sơn. Mặc dù rất thù ghét Nguyễn Huệ – Quang Trung, nhưng Gia Long không thể làm ngơ trước cái nhìn có tầm kiệt xuất của nhà quân sự thiên tài Quang Trung- Nguyễn Huệ rằng: núi Quyết, sông Vĩnh có tầm thế của một đế đô thì sao lại không đáng để xây trấn sở của một tỉnh. 

Thành cổ Vinh năm 1927_Ảnh sưu tầm

Thành cổ Vinh năm 1927_Ảnh sưu tầm

Chính  vì vậy, năm 1804 Gia Long khởi công xây dựng thành. Tuy nhiên, do muốn xóa đi dấu vết triều Tây Sơn nên Gia Long không cho xây Thành ở núi Dũng Quyết mà xây ở địa phận 2 tức là Xã Vĩnh Yên thuộc phủ Yên Trường, chính là nơi mà dấu tích của thành vẫn còn mãi đến bây giờ. Thành cổ Nghệ An là chứng tích của nhiều sự kiện lịch sử từ thời nhà Nguyễn cho đến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

Khám phá kiến trúc độc đáo tỉ mỉ của thành cổ

Ngày nay ,trải qua nhiều biến cố của lịch sử và sự phá hoại của chiến tranh, di tích Thành cổ hầu như không còn lại gì, chỉ còn lại 3 cổng thành và khu hồ bao quanh.

1. Cửa Tiền

Cửa Tiền là cổng thành còn nguyên vẹn nhất sau nhiều biến cố lịch sử. Còn là cửa chính hướng về phía nam với ý thức hướng về kinh đô Huế, là cửa để vua ngự giá.

Cửa Tiền hướng về phía nam_Ảnh sưu tầmCửa Tiền hướng về phía nam_Ảnh sưu tầm

2. Cửa Tả

Cửa Tả hướng về phía đông_Ảnh sưu tầm

Cửa Tả hướng về phía đông_Ảnh sưu tầm

Cửa Tả thành cổ Vinh quay mặt về hướng đông. Chính giữa phía trên vòm cổng khắc hai chữ Hán: “Tả môn”. Phần móng của cổng này đã bị lấp kín bởi đoạn đường này đã được rải nhựa năm 1990. Cửa gần sát với khu trung tâm thành phố Vinh nên được ưu tiên lắp trước hệ thống đèn chiếu sáng.

Cửa Tả về đêm_Ảnh sưu tầmCửa Tả về đêm_Ảnh sưu tầm

3. Cửa Hữu

Cửa Hữu được mở về hướng tây. Ở phần móng trung gian còn lộ ra những phiến đá xanh với nhiều kích thước khác nhau. So với cổng Tiền và cổng Tả thì thân cồng Hữu vẫn còn nguyên vẹn hơn cả.

Mái vòm cửa Hữu_Ảnh sưu tầmMái vòm cửa Hữu_Ảnh sưu tầm

Ăn gì khi du lịch thành cổ Vinh

1. Bánh ngào

Bánh ngào hay còn gọi là bánh mật là thứ đặc sản dân dã của người dân xứ Nghệ. Bánh ngào thường được thưởng thức vào lúc trời se lạnh, hay có chút mưa phùn. Bánh ngon nhất khi ăn nóng, múc ra từng bát nhỏ, vừa ăn vừa thổi mới cảm nhận được hết hương vị.

Bánh ngào Nghệ An _ Ảnh sưu tầmBánh ngào Nghệ An_Ảnh sưu tầm

2. Súp lươn

Súp lươn Nghệ An được nấu khá đơn giản, không sánh đặc như các loại súp khác. Lươn làm sạch được xào với một ít hành tỏi, màu điều và màu cay cho chín tới, xương được ninh làm nước dùng, thêm hành và rau răm là có ngay món súp lươn ăn cùng bánh mì nướng giòn hay bánh đa Đô Lương.

Súp lươn Nghệ An_Ảnh sưu tầm

Súp lươn Nghệ An_Ảnh sưu tầm

Trải qua bao nhiêu năm biến cố lịch sử, lớp bụi thời gian và sự tàn phá của chiến tranh đã khiến thành không còn được nguyên vẹn. Nếu về thăm lại những chứng tích lịch sử thì chúng ta mới có thể hiểu hết đc giá trị vô giá của Thành cổ Vinh. Hành trình du lịch chúc bạn có một chuyến đi với nhiều điều hấp dẫn.

Xêm thêm: Nhất Lâm Thủy Trang Trà- “Amazon thu nhỏ” của Đà Thành

Người viết: Thùy Dương

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on