Blog

Tháp Đôi – nền văn hóa có bề dày lịch sử hơn 7 thế kỷ thời Chăm Pa

Đã từ lâu, mảnh đất Bình Định đã tồn tại nền văn hóa Chăm Pa cổ kính. Trước đây, nơi này từng có rất nhiều tháp thờ các vị thần đạo Bà la môn cho xây dựng. Tòa tháp Đôi uy nghi cũng không phải ngoại lệ. Có người từng nói “Gương mặt của Quy Nhơn (Bình Định) là biển. Cốt cách của Quy Nhơn là võ cổ truyền. Tâm hồn Quy Nhơn là đồi Thi Nhân nơi thi sĩ Hàn Mặc Tử yên nghỉ. Và lịch sử Quy Nhơn chính là di tích tháp Đôi.”

  1. Lịch trình du lịch Quy Nhơn 4 Ngày 3 Đêm

Đôi nét về “Tháp Đôi” phiên bản Chăm Pa cổ

Tháp Đôi cách trung tâm thành phố tầm 3km về hướng Tây Bắc. Nó tọa lạc tại phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. 

Toàn cảnh khuôn viên của tòa tháp_Ảnh: sưu tầm

Toàn cảnh khuôn viên của tòa tháp_Ảnh: sưu tầm

Tháp Đôi mang trong mình nhiều tên gọi khác nhau. Vì nằm trên vùng đất thuộc làng Hưng Thạnh xưa nên còn được gọi là tháp Hưng Thạnh. Theo Quách Tấn trong “Nước non Bình Định”, người Pháp gọi tháp là Tour Kh’mer. Sau này, vì người dân thấy tháp có hai tháp song song đứng cạnh nhau nên gọi là tháp Đôi

Cận cảnh “đôi uyên ương” hơn hàng thập kỷ_Ảnh: sưu tầm

Cận cảnh “đôi uyên ương” hơn hàng thập kỷ_Ảnh: sưu tầm

Tháp Đôi cùng với dòng chảy của thời gian

Thật sự mà nói, tháp Đôi chính là một “nhân chứng” chứng kiến sự thay đổi của thành phố Quy Nhơn. Nó đã cùng nơi này từ một mảnh đất cằn cỗi, sỏi đá, bị chiến tranh tàn phá để rồi vươn dậy mạnh mẽ. Một ngọn tháp có sự hòa quyện của lịch sử, sự phá cách được tạo bởi nắng và gió. Cùng với đó là sự quyến rũ, đằm thắm như một quý cô đã trải qua nhiều nhiều giông tố. 

Tòa tháp phía Nam_Ảnh: sưu tầm

Tòa tháp phía Nam_Ảnh: sưu tầm

Tháp nằm cạnh cầu Đôi như đã được  sắp đặt  từ trước để hình thành nên cầu Đôi – tháp Đôi. Do vậy, cặp bài trùng này đã đi vào nhiều bài ca dao trữ tình đặc sắc của người Quy Nhơn, Bình Định:

Cầu Đôi nằm cạnh Tháp Đôi

Vật vô tri còn biết đèo bồng đôi lứa, huống chi tôi với nàng.”

Lịch sử về tòa tháp Đôi

Tháp Đôi là một công trình kiến trúc được xây dựng vào thế kỷ X – thế kỷ XIII. Đây cũng là thời kỳ vương quốc Chăm Pa gặp nhiều biến động. Tháp là một trong tám công trình kiến trúc Chăm còn sót lại trên mảnh đất Bình Định. Một di tích lịch sử mang đậm màu sắc nền văn minh Chăm Pa xưa. 

Tháp Đôi - Tháp Hưng Thạnh_Ảnh: sưu tầm

Tháp Đôi – Tháp Hưng Thạnh_Ảnh: sưu tầm

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm trong lịch sử, tháp đã bị phá hủy nặng nề. Tuy thế, vào năm 1900 đến năm 1977, ngọn tháp đã được trùng tu, tôn tạo bởi những người thợ lành nghề. Việc trùng tu đã diễn ra với sự giúp đỡ của các chuyên gia đến từ Ba Lan và sự đầu tư của chính quyền. Tháp Đôi Quy Nhơn đã lấy lại được dáng vẻ gần như ban đầu.

Theo truyền thống các cụm tháp Chăm Pa cổ, thường sẽ có ba tháp, nhưng hiện tại chỉ có hai tháp. Theo các nhà nghiên cứu, ngôi tháp thứ ba chuẩn bị xây dựng thì gặp chuyện khiến cho việc xây dựng tòa tháp thứ ba bị gián đoạn. 

Đường đi đến tháp

Du khách có thể đến đây bằng nhiều loại phương tiện như ô tô, xe máy… Hãy tham khảo lộ trình dưới đây bạn nhé.

Từ bến xe khách Quy Nhơn

Bạn rẽ phải ra đường Tây Sơn. Gặp ngã ba, thì rẽ trái qua đường biển An Dương Vương, bạn đừng quên ngắm cảnh biển tuyệt đẹp. Tiếp tục, bạn đi thẳng và rẽ trái ngay vòng xoay tượng đài Nguyễn Sinh Sắc, Nguyễn Tất Thành. Đi vào đường Nguyễn Tất Thành, bạn chạy qua hai vòng xoay nhưng vẫn ở đường Nguyễn Tất Thành nhé. Đến cuối đường, bạn rẽ trái qua Trần Hưng Đạo. Sau đó, bạn đi tiếp một đoạn ngắn sẽ thấy tháp Đôi bên tay phải của bạn.

Phía bên hông tòa tháp phía Bắc_Ảnh: sưu tầm

Phía bên hông tòa tháp phía Bắc_Ảnh: sưu tầm

Từ trung tâm thành phố Quy Nhơn

Tuy quãng đường đi sẽ dài hơn từ bến xe khách, nhưng cũng chỉ mất khoảng 20 phút. Bạn đi theo hướng ngã Phú Tài. Đến vòng xoay, bạn rẽ phải ngay ngay ngã ba vào đường Hùng Vương (quốc lộ 1D). Tiếp tục, bạn đi thẳng sẽ thấy thêm một vòng xoay. Bạn đi một nửa vòng xoay và chạy tiếp đường Hùng Vương. Cuối cùng, qua cầu Đôi một đoạn, bạn sẽ thấy tháp Đôi nằm bên trái. 

Tòa Tháp Đôi mang vẻ trầm tĩnh, uy nghiêm_Ảnh: sưu tầm

Tòa Tháp Đôi mang vẻ trầm tĩnh, uy nghiêm_Ảnh: sưu tầm

Tham khảo giá vé, thời gian mở cửa 

Thời gian tháp Đôi mở cửa chào đón khách tham quan là từ 7h – 11h30 và từ 13h30 – 17h. Ngọn tháp luôn trong trạng thái niềm nở với du khách bốn phương, kể cả thứ bảy và chủ nhật.

Những viên gạch đỏ nung sáng bừng, rực rỡ_Ảnh: sưu tầm

Những viên gạch đỏ nung sáng bừng, rực rỡ_Ảnh: sưu tầm

Tính đến thời điểm hiện tại, giá vé tham quan tháp chỉ dao động khoảng 20.000 đồng/ người. Đây là phí vệ sinh của các cô chú làm lao công tại tháp. Nếu đi xe máy, bạn sẽ phải trả thêm mỗi 5.000 đồng giữ xe. 

Kiến trúc thần bí, mang đậm nét thời Chăm Pa

Khuôn viên của tháp Đôi có diện tích khoảng 6.000m2. Tháp được bao quanh bởi những thảm có xanh mướt và những hàng cây rợp bóng.

Cấu trúc tháp Đôi

Tháp Đôi là công trình kiến trúc tôn giáo nổi bật thời Chăm Pa. Công trình gồm hai ngọn tháp nằm liền kề nhau như cặp vợ chồng quấn quýt đầy son sắc. Tháp lớn cao 25m và tháp nhỏ cao 23m. Do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh trong thời gian dài, cả hai tháp đều bị hư hại phần đỉnh. Hiện tại tháp lớn chỉ cao 20m và tháp nhỏ cao 18m. 

Cấu trúc độc đáo của tháp Đôi_Ảnh: sưu tầm

Cấu trúc độc đáo của tháp Đôi_Ảnh: sưu tầm

Cấu trúc tháp gồm hai phần chính. Chân tháp là khối đá (tháp lớn) và gạch (tháp nhỏ) được xếp chồng lên nhau một cách vững chãi. Các góc tháp hiện được trang trí những nét riêng nhưng tổng thể vẫn là các tượng thần. Cùng các phù điêu diễn tả các nhân vật, các vũ công với điệu múa lấy truyền thuyết Ấn Độ. 

Đế tháp được làm từ những viên gạch có đường nét sắc sảo_Ảnh: sưu tầm

Đế tháp được làm từ những viên gạch có đường nét sắc sảo_Ảnh: sưu tầm

Những chạm khắc điêu luyện của tháp Đôi

Hình ảnh chim thần Garuda bằng đá khổng lồ với hai tay đưa lên cao như nâng đỡ mái tháp. Tất cả được chạm khắc rất tinh xảo và vô cùng sống động. Đây là những sản phẩm chịu ảnh hưởng mạnh của nghệ thuật Khmer thế kỷ 12 – thế kỷ 13. Tuy nhiên, toàn bộ phần dưới và phần thân của tháp Đôi vẫn giữ nguyên hình dáng. Cả về cấu trúc và kiểu trang trí đặc trưng của những ngôi tháp Chăm truyền thống. Với khối thân hình vuông, mặt tường bên ngoài được trang trí bằng cửa giả. Các cột ốp và các mặt nổi nằm ở giữa các cột ốp trơn nhẵn. 

Hình những chú khỉ đang múa, sư tử…được trang trí trên tháp_Ảnh: sưu tầm

Hình những chú khỉ đang múa, sư tử…được trang trí trên tháp_Ảnh: sưu tầm

Cửa chính của hai tháp đều quay về hướng Nam. Cửa tháp có hình dáng cao vút y hệt như những mũi giáo sắc nhọn đang đâm thẳng lên trời. Đứng trong lòng tháp mà cứ tưởng như thấy cả “vũ trụ bao la”. Điểm khiến ngọn tháp nổi bật là toàn bộ vật liệu được xây nên hoàn toàn bằng gạch nung đỏ. Chúng được xếp khít với nhau bằng một chất kết dính đặc biệt. Không giống như xi măng ngày nay, những kỹ thuật xây dựng của người Chăm luôn là một lời ẩn số.

Tòa tháp Phía Bắc

Tòa tháp lớn hay được gọi là tòa tháp phía Bắc. Tháp được xây dựng cân đối với phần thân và phần mái. Được kết hợp tinh tế bằng những đường diềm hơi thắt lại làm bố cục kiến trúc thêm liền mạch. Giữa mái và thân tháp được trang trí bằng hình tu sĩ ngồi thiền và hai bên là voi châu đối xứng. Hai bên tháp là 21 vũ nữ được chạm khắc tinh xảo xung quanh diềm mái cực kỳ lạ mắt. Nó thể hiện sự tài hoa khéo léo của những người thợ xưa. Bên trong tháp lớn có thờ linh vật Linga và Yoni tượng trưng cho biểu tượng cối và chày giã gạo.

Những cánh cửa giả xung quanh mặt tường_Ảnh: sưu tầm

Những cánh cửa giả xung quanh mặt tường_Ảnh: sưu tầm

Tòa tháp phía Nam

Ngôi tháp nhỏ nằm ở phía Nam được xây dựng tương tự như ở phía Bắc. Dù bị hư hại khá nhiều nhưng các vòm cửa giả, hình trang trí trên các tầng của đỉnh tháp vẫn còn. Chúng đều tương tự như tòa tháp lớn. Chỉ riêng với phần điềm mái tháp được trang trí bằng chi tiết đàn hươu 13 con. Khác với chi tiết 21 vũ nữ được chạm khắc tinh xảo.

Những chi tiết được chạm khắc khéo léo_Ảnh: sưu tầm

Những chi tiết được chạm khắc khéo léo_Ảnh: sưu tầm

Ý nghĩa văn hóa tháp Đôi – Bình Định

Tương truyền, các tháp Chăm được xây dựng với biểu tượng là núi Meru. Nơi ngự trị của ba vị thần chính của Ấn Độ là Brahma (thần Sáng tạo); Visnu (thần Bảo tồn); Shiva (thần Hủy diệt). Trong văn hóa Chăm, ba vị thần này thường được thờ thể hiện dưới dạng ngẫu tượng Linga-Yoni (dương âm-vật hộ). Linga là bộ sinh thực khí nam, tượng trưng cho thần Siva. Còn Yoni là bộ sinh thực khí nữ, biểu tượng cho âm tính và tượng trưng cho thần Uma – vợ của thần Siva. Dân làng nơi đây thờ tụng để mong muốn sự phồn vinh, mùa màng bội thu và sự sung túc. 

Biểu tượng Linga và Yoni bên trong tháp Đôi_Ảnh: sưu tầm

Biểu tượng Linga và Yoni bên trong tháp Đôi_Ảnh: sưu tầm

Nền văn hóa Chăm Pa đã hiện hữu trên mảnh đất Bình Định hơn hàng thập kỷ. Dù có qua bao thăng trầm của thời gian, tháp Đôi vẫn vững chắc và một lòng với nhân dân ta. Nếu yêu thích vẻ đẹp cổ kính và bình yên này. Bạn đừng ngần ngại cùng Hành trình du lịch ghé thăm nơi đây nhé!

Xem thêm: Vịnh Vũng Rô – vẻ đẹp hùng vĩ và nên thơ của xứ Nẫu

Người viết: Ngọc Thảo

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on