Tượng đài Mẹ Thứ – tượng đài bà mẹ Việt Nam anh hùng lớn nhất nước
Với du khách đã, đang và sẽ đặt chân đến vùng đất Quảng Nam để du lịch thì có một nơi các bạn không thể không đến. Đó chính là tượng đài Mẹ Thứ. Bức tượng đài vĩ đại này sẽ mang đến cho bạn những xúc cảm rất riêng, rất chân thật về một tấm lòng đôn hậu, bình dị của người dân ở trên mảnh đất “anh dũng kiên cường” này.
- Lịch trình du lịch Đà Nẵng và Hội An 4 Ngày 3 Đêm
- Lịch trình du lịch Đà Nẵng – Hội An hiện đại và hoài cổ – 3 ngày 2 đêm
Sơ lược về tượng đài Mẹ Thứ
Tượng đài Mẹ Thứ được lấy nguyên mẫu từ bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ. Quê mẹ ở xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Mẹ có 9 người con ruột, 2 cháu và 1 rể đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ Quốc. Công trình được xây dựng trên mảnh đất có diện tích 15ha với kinh phí lên đến 411 tỷ đồng.
Tượng đài Mẹ Thứ nằm ở đâu?
Tượng đài Mẹ Thứ tọa lạc trên đỉnh núi Cấm, thôn Phú Thạnh, xã Tam Phú, TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Tượng đài nằm cách chùa Cầu – Hội An 8km về phía tây.
Đường đi: Từ trung tâm thành phố Hội An, bạn đi dọc theo hướng đường Hùng Vương – Lê Quý Đôn. Tiếp tục rẽ phải ở Chi Cục Thuế Điện Bàn và đi thêm 500m là đến tượng đài Mẹ Thứ.
Còn có thể tham khảo thêm về vị trí đường đi đến tượng đài Mẹ Thứ
Giá vé tham quan: Giá vé: 50.000VNĐ/người
Giờ mở cửa: 7h – 17h hàng ngày
Tượng đài mẹ Thứ đã được Chính phủ đưa vào danh mục công trình văn hoá cấp quốc gia. Đây là tượng đài về bà mẹ Việt Nam anh hùng lớn nhất cả nước.
Tại sao chọn Tam Kỳ là địa điểm xây dựng?
Tượng đài mẹ Thứ là một công trình mang sứ mệnh quốc gia, mang tính lịch sử và ý nghĩa chính trị rất quan trọng. Tỉnh Quảng Nam cũng xứng đáng là nơi đặt tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng. Vì đây là tỉnh có nhiều bà mẹ Việt Nam anh hùng nhất cả nước.
Tỉnh Quảng Nam chọn vị trí này dựa vào các yếu tố sau đây:Từ Lạng Sơn đến Cà Mau, Tam Kỳ có vị trí địa lý gần như nằm ở giữa hai đầu đất nước, là vị trí trung độ của cả nước. Vùng đất được chọn để xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng là nơi “Sơn thuỷ hội tụ” giữa vùng đồng bằng ven biển.
Việc xây dựng tượng đài được lấy từ ý tưởng
“Mẹ là suối nguồn bao la vô tận, là linh hồn đất nước. Mẹ sinh ra từ mảnh đất anh hùng, rồi sinh ra những người con anh hùng và sẽ hóa thân vào đất, vào non nước Việt Nam. Mẹ sẽ sống mãi ngàn đời, vẫn tiếp thêm nguồn sức mạnh cho các thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Tổng quan về tượng đài Mẹ Thứ
Kiến trúc bên ngoài tượng đài Mẹ Thứ
Tượng đài cao 18,5m được làm bằng chất liệu đá sa thạch. Ở chính giữa tượng đài là chân dung mẹ Nguyễn Thị Thứ được điêu khắc tài tình. Nó toát lên vẻ mộc mạc, vẻ đẹp nhân hậu, hiền từ và tình thương bao la của mẹ dành cho các con.
Ở hai bên khối tượng là những khối đá tự nhiên xếp kề sát nhau một cách khéo léo. Vách tượng cho ta cảm giác như những âm điệu trầm bổng của một bản nhạc giao hưởng. Tái hiện những năm tháng lịch sử gian khổ mà hào vang của những anh hùng. Du khách sẽ cảm thấy nghẹn ngào, rung động khi đứng trước hình ảnh tượng đài Mẹ Thứ thiêng liêng, cao cả.
Phía trước tượng đài
Trước mặt tượng đài là hồ nước lớn. Sự kết hợp giữa tượng đài với hồ nước lớn đã tạo nên một hình ảnh hòa quyện của sơn thuỷ. Đứng ở phía trước nhìn vào bạn sẽ thấy những dòng nước trong vắt, lặng lẽ chảy ra từ bên trong vách tượng rồi tràn lên mặt hồ. Thể hiện sự dâng hiến âm thầm của mẹ hiền đối với Tổ Quốc.
Hình ảnh người Mẹ Thứ ôm trọn 11 con vào lòng gợi cho ta nhớ về một đất nước hoà bình. Và thống nhất con cháu ba miền Bắc, Trung, Nam sum vầy bên mẹ hiền. Hình ảnh này mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, sự hy sinh thầm lặng của người Mẹ đối với các con. Và sự hy sinh của những người chiến sĩ anh dũng trong những năm tháng đấu tranh oanh liệt.
Kiến trúc bên trong tượng đài Mẹ Thứ
Đi vào bên trong, ngay những bước chân đầu tiên, du khách sẽ thấy ngay phòng trưng bày. Đây chính là nơi ghi danh các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Cùng những tư liệu giới thiệu về cuộc đời, sự hi sinh của người Mẹ với Tổ quốc Việt Nam.
Trong bài thơ “ Đất Nước” của Tạ Hữu Yên có hai câu thơ khiến người nghe vặn đau:
“ …Ba lần tiễn con đi
Hai lần khóc thầm lặng lẽ…”
Bà mẹ xứ Quảng đã có đến 12 lần tiễn con cháu ra trận nhưng không ai trở về. Có lẽ Mẹ là người khổ đau nhất và trải qua những trang sử tang thương của hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.
Bạn sẽ phần nào hình dung ra được sự vất vả, tình yêu của Mẹ dành cho các chiến sĩ. Tình cảm đó như một bát nước đầy không bao giờ vơi cạn, khó có gì so sánh được. Hãy nhớ lưu lại những khoảnh khắc nơi đây. Để mỗi khi nhìn lại, bạn sẽ thấy được những giây phút ý nghĩa khi đặt chân tới đây.
Quảng Trường Tiền Môn
Mặt trước tượng đài Mẹ Thứ là quảng trường Tiền Môn. Đây là nơi đón tiếp du khách với 8 cột trụ cao khổng lồ.
Những cột trụ huyền thoại
Mỗi cột cao 9m với đường kính 1.65m được chia làm hai bên. “Con số 8” theo quan niệm Phương Đông là biểu tượng cho sự sung túc, phồn vinh, đoàn tụ. Nếu đi từ phía ngoài vào bạn sẽ thấy hai bên là những cột trụ cao, trang nghiêm, khắc họa hình ảnh tượng trưng cho các bà mẹ ở ba miền đất nước, nhằm thể hiện sự biết ơn dành cho người phụ nữ Việt Nam kiên cường, tần tảo và đảm đang.
Dọc theo lối vào chính lên tượng đài, du khách sẽ nhìn thấy hai bên là 30 ngọn đèn đá tượng trưng cho 30 năm đấu tranh vất vả. Những hình ảnh này chỉ cần nhìn thấy thôi cũng đã làm rung động trái tim của biết bao người khi đến thăm quan tượng đài Mẹ Thứ giữa bầu trời xanh bao la, núi non hùng vĩ.
Phía sau tượng đài
Ở phía sau tượng đài là nơi các nghệ nhân khắc trổ những bài thơ về người Mẹ Việt Nam Anh Hùng lên những tảng đá lớn. Những bài thơ dạt dào, sâu lắng ca ngợi về Mẹ khiến cho trái tim du khách phải nghĩ suy. Chắc hẳn ai tới nơi đây cũng đều lắng đọng, không muốn nhấc bước ra về.
Không gian mở, thoáng mát xung quanh có nhiều cây xanh nên đã được xây dựng những ngôi nhà chờ. Đây là nơi du khách có thể nghỉ chân, ăn uống và chụp ảnh kỷ niệm cùng bạn bè, gia đình trong chuyến đi của mình.
Tượng đài Mẹ Thứ sẽ trường tồn qua năm tháng, dấu tích đẹp đẽ của dân tộc, cho thế hệ trẻ ngày nay và cả mai sau trên dải đất hình chữ S.
Xem thêm: Lăng Thiệu Trị bình an giữa những cánh đồng
Người viết: h.chuc lee