Blog

Vườn Ngự uyển Cơ Hạ – kiệt tác vườn cung đình Huế

Nhắc đến các khu vườn Ngự uyển triều Nguyễn thì không thể bỏ qua vườn ngự uyển Cơ Hạ. Đây là một kiệt tác vườn cung đình Huế. Du khách như bị hút hồn bởi vẻ đẹp tinh tế từ cấu trúc, cho đến hệ thống cây cảnh nơi đây.

  1. Kế Hoạch Du Lịch Huế – Đi Đâu và Ăn Gì?
  2. Những Trải Nghiệm Phải Thử Khi Du Lịch Huế
  3. Lịch trình rong ruổi Huế 2 Ngày 1 Đêm
  4. Lịch trình khám phá ẩm thực xứ Huế 2 ngày 1 đêm
  5. Lịch trình trải nghiệm Huế 2 ngày 1 đêm

Vườn Ngự uyển Cơ Hạ nằm ở đâu? 

Vườn Ngự uyển Cơ Hạ (Cơ Hạ viên) tọa lạc ở góc Đông Bắc Kinh Thành Huế. Phía trước vườn giáp với phủ Nội vụ, phía sau giáp khu Hậu Hồ. Hai mặt Đông Tây của vườn giáp phía tường Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.

Cơ Hạ viên nay thuộc địa phận phường Thuận Thành, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Khuôn viên của vườn rộng lớn, diện tích gần 2,3 hecta. 

Vườn Cơ Hạ tinh khôi trong sương sớm_Ảnh sưu tầm

Vườn Cơ Hạ tinh khôi trong sương sớm_Ảnh sưu tầm

Khi mới được xây dựng vào đầu thế kỷ 19, vườn được gọi là Cơ Hạ đường. Đây được coi là khu dành cho các Hoàng tử học tập, vui chơi. Cho đến năm 1837, vua Minh Mạng mới cho đổi thành khu vườn Ngự uyển. Đồng thời, vua cũng nâng cấp vườn rộng hơn và trồng thêm nhiều cây. Dù vậy, mãi đến thời vua Thiệu Trị (1841-1847) thì khu vườn mới thật sự mang “chiếc áo mới” và trở nên nổi tiếng. Vì vườn được xây thêm nhiều công trình khác như đình, viện, đài, tạ. Ấn tượng nhất chính là dãy trường lang hình chữ khẩu (口) bao quanh các công trình chính. Công trình được biết đến nhiều nhất với tên gọi Tứ Phương Ninh Mật Hồi Lang.

Không gian xanh mát của vườn Cơ Hạ_Ảnh Nguyễn Phúc Bảo Minh

Không gian xanh mát của vườn Cơ Hạ_Ảnh Nguyễn Phúc Bảo Minh

Tại sao vườn lại mang tên Cơ Hạ? 

Thời trước, tên Cơ Hạ được lấy từ ý “Vạn Cơ Thanh Hạ”. Nghĩa là sự thanh nhàn trong muôn vàn cơ sự. Với tên gọi này, các vị vua Nguyễn xây dựng vườn nhằm mục đích tạo ra một nơi nghỉ ngơi. Hay đi dạo ngắm cảnh nhàn nhã giữa chốn cung đình, sau khi làm việc triều chính. Vườn được dựng ngay trong cung, để thuận tiện cho việc di chuyển từ chốn nội cung sang.

Toàn cảnh vườn ngự uyển Cơ Hạ_Ảnh Thanh Toàn

Toàn cảnh vườn ngự uyển Cơ Hạ_Ảnh Thanh Toàn

Vẻ đẹp hút hồn của vườn ngự uyển Cơ Hạ 

Không thua kém các công trình kiến trúc nổi tiếng khác của Huế như Đại Nội, lăng Tự Đức hay lăng Minh Mạng. Cơ Hạ viện bao gồm một quần thể sông hồ, núi động, lầu tạ kết hợp với hệ thống cung điện liên hoàn đặc sắc. Các công trình kiến trúc và cảnh trí thiên nhiên được kết hợp hài hòa, cân đối nhau tạo nên sự mềm mại, đầy thơ mộng.

Lối vào Cơ Hạ viên_Ảnh Nguyễn Phúc Bảo Minh

Lối vào Cơ Hạ viên_Ảnh Nguyễn Phúc Bảo Minh

Cấu trúc Cơ Hạ viên 

Điện chính và phần tiếp giáp

Điện chính trong vườn Cơ Hạ có tên là điện Khám Văn. Điện có khu đại sảnh gọi là Minh Lý, lợp ngói lưu li vàng. Ngoài ra, còn có nhiều công trình khác ở các hướng. Phía Tây Minh Hồ là sông Trại Vũ, động Phước Duyên và động Đào Nguyên. Nghiêng sang phía Đông chính là cầu Kim Nghê, phía trên có mái che. Từ lầu Thưởng Thắng nhìn về phía trái là núi Thọ Yên, núi Trùng Đình cùng với núi Quân Tử, ao Thụy Liên,…

Động Phước Duyên là chiếc động kiểu giả sơn duy nhất hiện còn trong các ngự viên của triều Nguyễn_Ảnh sưu tầm

Động Phước Duyên là chiếc động kiểu giả sơn duy nhất hiện còn trong các ngự viên của triều Nguyễn_Ảnh sưu tầm

Nét đẹp cấu trúc trong thơ ca

Thời xưa, vua Thiệu Trị đã từng đến vườn Cơ Hạ và làm bài đề vịnh về nơi này với 14 cảnh khác nhau. Nổi bật nhất trong số đó là: Điện khai văn yến, Lâu thưởng Bồng doanh. Ngoài ra, còn có Các minh tứ chiếu, Lang tập quần phương, Vũ giang thắng tích, Hồ tân liễu lãng, Tiên động phương tung… Sau này, các cảnh đẹp nơi đây đều được nhà vua cho người vẽ tranh gương và tranh mộc bản để minh họa hoặc khắc vào bia đá dựng trong vườn.

Thắng tích bia đá Vũ Giang_Ảnh sưu tầm 

Thắng tích bia đá Vũ Giang_Ảnh sưu tầm  

Dựng lên công phu và hoành tráng là thế nhưng đến đầu thế kỷ XX, triều Nguyễn đã cho phá bỏ dần các công trình kiến trúc chính và phụ. Vì không có đủ điều kiện chăm sóc. Cũng từ đó mà vườn Cơ Hạ kiêu sa, lộng lẫy, nên thơ ngày nào đã dần rơi vào quên lãng, rồi lụi tàn, hư hỏng dần.

Cây cổ thụ trong Cơ Hạ viên_Ảnh sưu tầm 

Cây cổ thụ trong Cơ Hạ viên_Ảnh sưu tầm

Phục hồi Cơ Hạ viên

Đến năm 2013 – 2014, Cơ Hạ viên đã được trùng tu và mở rộng trở lại. Cùng với dấu vết của hang động, đồi núi, sông hồ cũ, khu vườn còn được phủ kín bởi cây xanh cùng các loài hoa và cây kiểng quý.

Gần 600 loại cây cảnh quý với 45 chủng loại được đưa về sắp xếp trong vườn theo đúng như vườn xưa. Do huy động từ 56 nghệ nhân chơi cây kiểng, bonsai trong và ngoại tỉnh Thừa Thiên Huế. Riêng Hội phong lan Huế đã đưa nhiều loài lan lạ, đặc sắc vào vườn tạo sự đa dạng cho sắp đặt cảnh quan vườn Cơ Hạ.

Muôn hoa khoe sắc trong vườn ngự uyển Cơ Hạ_Ảnh sưu tầm

Muôn hoa khoe sắc trong vườn ngự uyển Cơ Hạ_Ảnh sưu tầm

Lễ hội Festival Huế

Đặc biệt, trong Lễ hội Festival Huế 2014, khu vườn ngự uyển này đã trở thành một điểm nhấn mới lạ. Nó thu hút đông đảo du khách viếng thăm và tìm hiểu, thưởng ngoạn phong cảnh. Dù trải qua nhiều biến đổi và hư hại nhưng Cơ Hạ vẫn phảng phất dấu tích của khu vườn xưa đất cũ. Với dáng sông, bóng núi, lầu, tạ một thời. Tất cả gợi nên cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, hài hòa với các công trình kiến trúc của độc đáo, làm mê mẩn lòng người.

Nhiều loại cây cảnh quý được trưng bày ở đây_Ảnh khamphahue 

Nhiều loại cây cảnh quý được trưng bày ở đây_Ảnh khamphahue

Ngày nay, đến thăm Cơ Hạ viên, bạn sẽ cảm nhận được một nét lặng nhưng không kém phần lung linh giữa xứ Thần Kinh. Ẩn chứa trong đó là vẻ đẹp quyến rũ, đầy chất thơ của một khu vườn ngự uyển xưa. Cũng như đây chính là cơ hội khám phá thêm những nét độc đáo của nghệ thuật cây cảnh xứ Huế.

Hãy cùng Hành trình du lịch thưởng ngoạn vẻ đẹp kiệt tác của chốn cung đình này nhé! 

Xem thêm: https://hanhtrinhdulich.vn/vuon-ngu-uyen-thieu-phuong-thang-canh-dep-thu-hai-cua-dat-than-kinh-6585/

Người viết: Trang Yết

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on