Blog

Vườn ngự uyển Thiệu Phương

Vườn Ngự uyển Thiệu Phương – thắng cảnh đẹp thứ hai của đất Thần kinh

Huế xưa kia là nơi đặt Kinh Thành của triều Nguyễn, nên có nhiều khu vườn với đa dạng kỳ hoa dị thảo. Vườn Ngự uyển Thiệu Phương là một trong những ngự viên nổi tiếng xanh tươi, nhiều loài cây lạ, với cảnh sắc thơ mộng.

Vườn ngự uyển Thiệu Phương được xem là một trong những Ngự uyển tiêu biểu nhất trong Hoàng cung. Vườn được vua Thiệu Trị xếp làm thắng cảnh đẹp thứ 2 của đất Thần Kinh, gắn liền với bài thơ Vĩnh Thiệu Phương Văn nổi tiếng.

  1. Kế Hoạch Du Lịch Huế – Đi Đâu và Ăn Gì?
  2. Những Trải Nghiệm Phải Thử Khi Du Lịch Huế
  3. Lịch trình rong ruổi Huế 2 Ngày 1 Đêm
  4. Lịch trình khám phá ẩm thực xứ Huế 2 ngày 1 đêm
  5. Lịch trình trải nghiệm Huế 2 ngày 1 đêm

Vị trí vườn Ngự uyển

Thiệu Phương viên là 1 trong 4 Ngự uyển trong Tử Cấm Thành của Đại Nội Huế – đường 23/8, phường Thuận Hòa, Thành phố Huế. Vườn được xây dựng từ năm 1828, thời Minh Mạng. Vườn nằm ở phía đông, bên trong cửa Hưng Khánh.

Phía nam vườn là khu Duyệt Thị Ðường. Phía bắc vườn – qua hồ Ngọc Dịch là Ngự Viên. Phía tây vườn là Thanh Hạ Thư Lâu (sau là Thái Bình Lâu). Và phía đông vườn là bờ tường của Tử Cấm thành.


Vườn gắn liền với bài thơ Vĩnh Thiệu Phương Văn nổi tiếng
Vườn gắn liền với bài thơ Vĩnh Thiệu Phương Văn nổi tiếng_Ảnh sưu tầm

Vẻ đẹp đầy xanh tươi của vườn Thiệu Phương

Kiến trúc “vạn tự hồi lang”

Kiến trúc lúc sơ khai

Quanh vườn có tường gạch bao bọc, cửa chính mở về phía Nam. Vườn nổi tiếng với kiểu cấu trúc “vạn tự hồi lang”. Nghĩa là có hành lang uốn khúc hình chữ VẠN (佪) nằm ở trung tâm chạy ra 4 phía. Tại 4 góc của hành lang có 4 công trình kiến trúc nhỏ, gồm 2 đường và 2 hiên.

Phía sau cánh cổng đơn giản là một công trình tuyệt đẹp
Phía sau cánh cổng đơn giản là một công trình tuyệt đẹp_Ảnh sưu tầm

Di Hiên Đường quay mặt về phía Tây Nam, còn bên phải là cửa Di Nhiên, xoay mặt hướng đông. Vĩnh Phương Hiên mặt quay về hướng đông, bên tây của hiên này có chiếc hồ nhỏ, gọi là Tiểu Hữu Thiên. Bên phải hiên là cửa vườn Thiệu Phương ở hướng nam.

Vườn luôn là lựa chọn của du khách khi đến Kinh thành Huế
Vườn luôn là lựa chọn của du khách khi đến Kinh thành Huế_Ảnh sưu tầm

Nhà ở góc đông bắc mang tên Cẩm Xuân Ðường. Nhà này quay mặt về hướng bắc, trước nhà có cửa phường Cẩm Xuân. Bên phải nhà là cửa Cẩm Xuân, đều xây về hướng bắc. Phía đông Cẩm Xuân Ðường, là hành lang men theo tường Cung thành, có cửa Cấm Uyển.


Mỗi nhà hiên sẽ có một cửa riêng
Mỗi nhà hiên sẽ có một cửa riêng_Ảnh sưu tầm

Hiên ở góc tây bắc có tên là Hàm Xuân Hiên, mặt quay về hướng tây. Trong vườn, ở phía tây của Vạn Tự Hồi Lang (cũng là phía trước điện Hoàng Phúc) có hai lạch nước đều mang tên là Ngự Câu. Lạch nước này thông với hồ Ngọc Dịch ở phía bắc bằng đường cống. Trên bờ phía đông của lạch có đắp một hòn núi nhỏ, tên gọi là Trích Thúy Sơn.

Tại bờ phía đông của lạch nước có đắp một hòn núi nhỏ, tên gọi là Trích Thúy Sơn
Tại bờ phía đông của lạch nước có đắp một hòn núi nhỏ, tên gọi là Trích Thúy Sơn_Ảnh sưu tầm

Kiến trúc sau tu sửa

Năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), vườn Thiệu Phương được sửa sang và xây dựng thêm.

Ở phía tây Ngự Câu xây điện Hoàng Phúc, 5 gian, 2 chái, mái kiểu trùng thiềm, lợp ngói hoàng lưu li. Phía nam điện có ngôi đình bát giác, biển đề Nhân Thanh Bát Biểu phía nam đình lại có ao sen Liên Trì.

Phía bắc điện Hoàng Phúc có ngôi đình vuông (phương đình), có biển đề Minh Ðạt Tứ Thông.

Sau này vườn được xây thêm ao sen Liên Trì
Sau này vườn được xây thêm ao sen Liên Trì_Ảnh sưu tầm

Phía bắc của Phương đình, gần hồ Ngọc Dịch có một nhà Thủy Tạ với 3 lớp mái tiếp nhau để vua câu cá và hóng mát, có biển đề Lương Ðình Ðiếu Ngư.

Ðến năm 1843, ngôi nhà này được làm lại và đổi tên thành Trừng Quang Tạ. Phía tây của tạ này là cửa phường của Thanh Hạ Thư Lâu.

Nhà Thủy Tạ với 3 lớp mái tiếp nhau để vua câu cá và hóng mát
Nhà Thủy Tạ với 3 lớp mái tiếp nhau để vua câu cá và hóng mát_Ảnh sưu tầm

Cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng

Đến với vườn Thiệu Phương, du khách sẽ bất ngờ với cảnh sắc thiên nhiên xanh tươi, nhiều màu sắc. Du khách sẽ cảm nhận được không gian trong lành, mát mẻ của một nơi trong Tử Cấm Thành tưởng chừng là ngột ngạt.

Làn nước trong vắt, uốn lượn bên hiên nhà cứng cáp. Cộng thêm cái khí trời mát mẻ hòa cùng hương thơm thoang thoảng của muôn loài hoa. Du khách sẽ cảm thấy như đang lạc vào chốn tiên cảnh.

Vườn có không gian xanh tươi
Vườn có không gian xanh tươi_Ảnh sưu tầm

Những lưu ý khi đến vườn Ngự uyển Thiệu Phương

Giá vé vào vườn

Giá vé vào vườn sẽ là giá vé khi bạn đến thăm Đại Nội Huế. Người lớn là 120.000 đồng/ người. Trẻ em là 30.000 đồng/ người. Giá vé cho khách nước ngoài là 150.000 đồng/ người.

Vườn luôn mang nét độc đáo của đất Thần kinh
Vườn luôn mang nét độc đáo của đất Thần kinh_Ảnh sưu tầm

Thời điểm thích hợp để thăm thú 

Huế là vùng đất du lịch quanh năm, bất kể mùa nào bạn cũng có thể đến đây và trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất vẫn là vào tháng 4 hoặc tháng 6 năm chẵn. Đây là thời gian mà ở Huế cũng như ở Đại Nội diễn ra các hoạt động lễ hội festival cực sôi động. Ngoài ra, bạn nên dành thời gian đến đây vào buổi sáng nhằm tận hưởng bầu khí trong lành của xứ Huế. Một lưu ý nho nhỏ nữa khi bạn có ý định la cà hết nhiều khu vực mà không sợ bị đóng cửa thì hãy đến đây vào đầu giờ chiều.

Thời điểm lý tưởng nhất đi thăm vườn vẫn là vào tháng 4 hoặc tháng 6
Thời điểm lý tưởng nhất đi thăm vườn vẫn là vào tháng 4 hoặc tháng 6_Ảnh sưu tầm 

Hành trình du lịch sẽ đưa bạn về với khoảng không gian yên bình của vườn Thiệu Phương. Đến đây, bạn sẽ được nghe những câu chuyện về con người, về cuộc đời của trong cung nội thời xưa.

Người viết: Trường An

Xem thêm: Hồ Tịnh Tâm – Đệ nhất thượng uyển vương triều

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on