Blog

Xứ Truồi _vang bóng một thời

Xuôi về phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế cách thành phố khoảng 20 cây số, xứ Truồi là một dải đất gồm nhiều làng mạc trải dài hai bên bờ sông lớn thứ 2 Thừa Thiên Huế.

  1. Kế Hoạch Du Lịch Huế – Đi Đâu và Ăn Gì?
  2. Những Trải Nghiệm Phải Thử Khi Du Lịch Huế
  3. Lịch trình rong ruổi Huế 2 Ngày 1 Đêm
  4. Lịch trình khám phá ẩm thực xứ Huế 2 ngày 1 đêm
  5. Lịch trình trải nghiệm Huế 2 ngày 1 đêm

Lịch sử của xứ Truồi 

 Vùng đất được thiên nhiên ưu ái

Trên hành trình chúa Nguyễn Hoàng vào trấn phủ Thuận Hóa khai mở phía Nam, các làng quê ven Kinh đô dần dần được hình thành. Đoàn quân chúa Nguyễn Hoàng đã phát hiện một vùng đất rộng bằng phẳng trải dài bên một con sông tươi đẹp hiền hòa. Đầu nguồn sông là núi, kế bên là những hòn đảo che chắn bão táp từ biển và tạo nên một đầm nước lợ cho các thủy hải sản sinh sôi phát triển.

Sông Truồi là con sông lớn nhất ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế. Khi xưa có tên là Hưng Bình nhưng vì gắn với xứ Truồi nên lâu dần được người dân gọi với tên thân thương là sông Truồi.

Vùng đất được thiên nhiên ưu ái_Ảnh sưu tầm

Xứ Truồi là vùng đất đất được chọn làm nơi di cư thứ 2 sau kinh thành Huế. với những dấu tích được để lại, rõ nét nhất là tên của các ngôi làng cổ vẫn còn lưu danh cho đến ngày nay như  Nam Phổ Hạ, Nam Phổ Cần, Lại Thế Hạ, Quế Chữ, Đồng Di, Sư Lỗ,…

Khi xưa Xứ Truồi sánh ngang với cả Phú Xuân Huế. Bởi cư dân đông đúc, sản vật trù phú. Một vùng văn hoá được hình thành từ trời đất, sông núi, cây cỏ, chim muông… và được “đánh thức” bởi những con người hiền hòa, mưu cầu một cuộc sống đơn giản, tốt lành.

Từng tất đất, ngôi nhà đều thể hiện nền văn hóa lâu đời của xứ Truồi

Đến với xứ Truồi ta rất dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà rường cổ với hơn 100 năm tuổi. Các ngôi nhà rường này có ngôi được các hậu duệ trùng tu sửa chữa, nhưng cũng có ngôi phủ rêu xanh phai mờ dần theo năm tháng.

Nhà rường_Ảnh sưu tầm

Nhưng tất cả các thứ đó đều khẳng định một điều, xứ Truồi từng là một vùng đất đông đúc, nơi cư trú sinh sống không chỉ của tầng lớp bình dân mà có cả tầng lớp thượng lưu của một thời xã hội đã qua.

Vùng đất địa linh nhân kiệt

Xứ Truồi vốn là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với những cái tên như:  Lê Bá Di, Hoàng Đức Trạch, Tống Hoàng Nguyên, nguyên chủ tịch nước Lê Đức Anh …

Nhà văn hóa, thư viện Đại tướng Lê Đức Anh ở thôn Bàn Môn, xã Lộc An_Ảnh sưu tầm

Đình Bàn Môn nơi chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Thừa Thiên Huế_ảnh TRT

Đi đâu, ăn gì khi đến với xứ Truồi

Hồ Truồi

Nằm dưới chân núi Bạch Mã hùng vĩ, quanh năm chìm trong mây trắng. Hồ Truồi có diện tích khoảng 380 ha. Dung tích lòng hồ đến 60 triệu mét khối nước với bốn con suối chính đổ vào lòng hồ, là Suối Vũng Thùng; suối Hợp Hai; Suối Ba Trại; Suối Ông Viên. ỗi suối đều có những vẻ đẹp khác nhau. Đây là nơi được mệnh danh là “tuyệt tình cốc” bởi Vẻ đẹp đầy ma mị với sương mù và mưa phùn nhẹ vào mùa đông. Hay du khách cũng sẽ nao lòng với vẻ đẹp lung linh của những gợn nước lăn tăn được phản chiếu bởi ánh sáng mặt trời vào mùa hè.

Hồ Truồi “tuyệt tình cốc” _ảnh sưu tầm

Thiền viện Trúc Lâm

Giữa lòng hồ Truồi xứ Huế còn có một công trình tâm linh tầm cỡ, nổi tiếng khắp miền Trung là Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. Ngôi thiền viện tọa lạc ngay trên ngọn núi cao 1450m của bán đảo trường ra giữa lòng hồ, với thế gối đầu vào dãy Bạch Mã. Sau khi du ngoạn hồ Truồi thì nơi đây là nơi nghỉ chân tịnh tâm với những khoảnh khắc trầm lắng khó quên.

Thiền Viện Trúc Lâm nơi xa lánh muộn phiền_Ảnh sưu tầm

Để có thể hiểu rõ hơn về Thiền Viện Trúc Lâm du khách có thể tìm hiểu thêm cùng Hành trình du lịch

Những món đặc sản của xứ Truồi

Con sông xanh mát đã bồi đắp cho xứ Truồi một vùng đất thổ nhưỡng màu mỡ nên cây trái tươi tốt quanh năm. Truồi có những sản vật địa phương nổi tiếng như mít, chè, dâu…. 

Mít Truồi tuy nhỏ nhưng khi chín vàng ươm, ngọt lịm.

Mang trên mình hương vị đặc biệt_ảnh TRT

Dâu Truồi, dâu tiên, loại dâu mang một nét đẹp thanh tao với hương vị ngọt thanh. Loại dâu này chỉ ngọt khi trồng ở xứ Truồi. Bởi khi đem trồng ở nơi khác sẽ không giữ được vị ngọt vốn có của dâu.

Loại dâu chỉ có ở xứ Truồi_ảnh sưu tầm

  Chè Truồi 

Nước chè được nhiều người xem là thú ẩm thực không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Nên mỗi ngày vẫn có những chuyến xe chở chè Truồi ruổi rong bao phiên chợ. 

Mang hương vị của quê nhà_ảnh sưu tầm

 Bánh lọc Truồi

Là kế sinh nhai của rất nhiều hộ dân Xứ Truồi_Ảnh sưu tầm

Bánh ướt xứ Truồi, bánh ướt nơi đây có rất nhiều loại nào là bánh ướt thịt nướng, thịt luộc,…

Vị ngon không thể cưỡng lại_Ảnh sưu tầm

Các món ăn, các địa danh nơi đây đều gắn liền với tên Truồi. Như là một cách gợi nhớ, nhấn mạnh với mọi người. là đã từng có một vùng đất trù phú, tuyệt vời tồn tại cùng thời với vùng đất cố đô.

Xứ Truồi đẹp trong từng câu hát, ca dao

“Xứ Truồi ngọt mít  thơm dâu

Ai đi đến đó lòng đâu muốn về.”

 

“Xứ Truồi rộng cả đồng sâu 

Muốn ăn cơm trắng làm dâu xứ Truồi.”

“Nước sông Truồi vừa trong vừa mát

 Gái sông Truồi vừa đẹp vừa ngoan.”

 

Xứ Truồi vẫn là một vùng đất rất đỗi bình yên. Bạn đã có dịp đến Thừa Thiên Huế rất nên rong ruổi xứ Truồi..

 

Người viết: kim Toàn

 

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on