Blog

Bánh chưng đen Sapa - độc đáo văn hóa ẩm thực Tết truyền thống vùng Tây Bắc 1

Bánh chưng đen Sapa – độc đáo văn hóa ẩm thực Tết truyền thống vùng Tây Bắc

Ẩm thực vùng cao Tây Bắc luôn đem lại cho du khách sự ngỡ ngàng, ngây ngất bởi sự độc đáo và hương vị đặc biệt của các món ăn. Cũng là bánh chưng – một món quen thuộc trong dịp lễ Tết truyền thống thế nhưng bánh chưng đen Sapa lại có những nét riêng rất đặc trưng của người dân tộc nơi đây. Chính vì vậy nó trở thành một đặc sản khiến nhiều du khách yêu thích thậm chí “mê tít”!

  1. Kế Hoạch Du Lịch Sapa – Đi Đâu và Ăn Gì?
  2. Những Trải Nghiệm Phải Thử Khi Du Lịch Sa Pa
  3. Lịch trình khám phá sắc màu chợ phiên Cán Cấu – Sapa 3 ngày 2 đêm
  4. Lịch trình đến Sapa khám phá Bắc Hà – 3 ngày 2 đêm

Đôi nét về bánh chưng đen Sapa

Bánh chưng đen Sapa - độc đáo văn hóa ẩm thực Tết truyền thống vùng Tây Bắc 2

Bánh chưng đen không chỉ là một món ăn quen thuộc mà còn như một “chứng nhân” cho quá trình hình thành và phát triển của người dân tộc Giáy, Tày ở Sapa. Nó trở thành một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của vùng cao Tây Bắc. Những chiếc bánh được làm ra với mong muốn thể hiện sự cảm tạ trời đất cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu của người dân bản địa. Không những thế, khi xuất hiện vào những ngày Tết truyền thống, bánh chưng đen còn là biểu tượng cho sự sum vầy, đoàn tụ, sẻ chia, yêu thương của người thân, gia đình dành cho nhau.

Khác với quan niệm về những chiếc bánh chưng vuông vắn tượng trưng cho đất, bánh chưng đen Sapa được gói giống như những chiếc bánh tẻ thường thấy ở miền xuôi. Không chỉ khác về hình dáng mà nó cũng có hương vị đặc trưng rất riêng của vùng cao Tây Bắc!

Bánh chưng đen – món ăn độc đáo của văn hóa ẩm thực Tây Bắc

Bánh chưng đen Sapa - độc đáo văn hóa ẩm thực Tết truyền thống vùng Tây Bắc 3

Sự khác biệt, độc đáo đầu tiên của bánh chưng đen đến từ những nguyên liệu làm ra nó. Đây là bí quyết gia truyền lâu đời của người Giáy và Tày ở Sapa. Dù vẫn là bánh chưng đậu xanh, thịt mỡ như bình thường nhưng loại bánh này lại có một màu đen huyền bí, hấp dẫn. Đó là màu của bột than được làm từ cây lúc lắc hoặc rơm nếp làm cốm.

Bánh chưng đen Sapa - độc đáo văn hóa ẩm thực Tết truyền thống vùng Tây Bắc 4

Khâu quan trọng nhất làm nên đặc trưng của chiếc bánh là nhuộm màu. Người dân nơi đây phải lên rừng chặt cây lúc lắc về phơi khô lên sau đó đốt cháy rồi giã thành bột than. Bột than giã nhuyễn xong thì đem trộn với nếp nương thơm dẻo. Làm sao để khi trộn xong, dùng tay miết vào hạt gạo mà gạo vẫn giữ được màu đen thì đã nhuộm thành công rồi! Công đoạn gói thì cũng giống như ở miền xuôi, cho các nguyên liệu vào trong lá dong rồi nén cho thật chặt để lúc luộc không bị bung ra. Cuối cùng, bánh sẽ được cho vào nồi nấu với lửa lớn trong vòng 10 – 12 tiếng.

Bánh chưng đen Sapa - độc đáo văn hóa ẩm thực Tết truyền thống vùng Tây Bắc 5

Hương vị của bánh chưng đen Sapa

Bánh chưng đen Sapa - độc đáo văn hóa ẩm thực Tết truyền thống vùng Tây Bắc 6

Bánh chưng khi chín thì dẻo quánh, có một màu đen nhìn rất lạ mắt và hấp dẫn. Bóc lớp lá dong ra cảm nhận được một mùi thơm rất lạ, rất Tây Bắc của bột cây lúc lắc. Cắn một miếng thôi mà thấy như cả mùa xuân đang tràn về! Bên trong bánh có nhân đỗ vàng ươm bùi bùi hòa với vị béo ngậy của thịt mỡ, chút cay the the của hạt tiêu ăn rất đưa miệng! Bánh chưng đen Sapa còn đặc biệt ở chỗ là nó có thời gian sử dụng lâu hơn, lúc ăn không bị nóng và đầy giống hơi như những loại bánh nếp khác. Chính vì vậy, ngoài việc thưởng thức tại chỗ, bạn còn có thể mua bánh về làm quà cho gia đình, bạn bè của mình.

Phần kết lại

Bánh chưng đen không chỉ thể hiện nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực mà còn chứa đựng bao công sức, sự khéo léo, sáng tạo của người dân tộc Sapa. Nếu có dịp tới đây vào ngày Tết truyền thống thì bạn nhất định không nên bỏ lỡ món bánh này!

Xem thêm:Gà nướng mắc khén Sapa – đậm đà hương vị của núi rừng Tây Bắc

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on