Blog

Bánh sừng trâu Sapa - nghe tưởng quen mà lạ khiến du khách tò mò, thích thú! 1

Bánh sừng trâu Sapa – nghe tưởng quen mà lạ khiến du khách tò mò, thích thú!

Nghe đến cái tên bánh sừng trâu, có lẽ không ít người sẽ hình dung ra ngay trong đầu hình ảnh của một loại bánh Pháp được làm từ bột mì rồi nướng lên. Thế nhưng nếu bạn đã một lần đặt chân tới xứ sở sương mù vào dịp tết đến xuân về thì chắc chắn sẽ còn biết đến bánh sừng trâu Sapa. Nó hoàn toàn khác so với tất cả những gì chúng ta thường tưởng tượng đấy!

  1. Kế Hoạch Du Lịch Sapa – Đi Đâu và Ăn Gì?
  2. Những Trải Nghiệm Phải Thử Khi Du Lịch Sa Pa
  3. Lịch trình khám phá sắc màu chợ phiên Cán Cấu – Sapa 3 ngày 2 đêm
  4. Lịch trình đến Sapa khám phá Bắc Hà – 3 ngày 2 đêm

Đôi nét về bánh sừng trâu Sapa

Bánh sừng trâu Sapa - nghe tưởng quen mà lạ khiến du khách tò mò, thích thú! 2

Bánh sừng trâu hay còn gọi là bánh cuốt là một đặc sản của người dân tộc Cơ Tu. Họ có truyền thống làm bánh sừng trâu vào những ngày lễ quan trọng và đặc biệt là Tết nguyên đán. Vậy nên có thể nói rằng đây chính là món ăn gắn liền, đặc trưng cho văn hóa ẩm thực của bà con Cơ Tu.

Nguồn gốc của cái tên bánh sừng trâu là xuất phát từ hình dạng của chiếc bánh. Nó thuôn dài và hơi cong giống như một chiếc sừng trâu – một con vật gần gũi với đồng bào dân tộc Cơ Tu.

Bánh sừng trâu Sapa có gì đặc biệt?

Bánh sừng trâu Sapa - nghe tưởng quen mà lạ khiến du khách tò mò, thích thú! 3

Đã là người Cơ Tu thì ai ai cũng phải biết cách làm món bánh sừng trâu. Cứ như thế mà món đặc sản này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và tồn tại cho tới tận ngày nay. Nét độc đáo của món bánh này chính là trong công đoạn làm thì người ta không ngâm nếp trước khi gói cũng như không cho nhân. Tuy cách nấu đơn giản và nguyên liệu bánh chỉ có nếp thơm, nếp than nhưng món ăn này vẫn trở thành thức ngon không thể cưỡng lại!

Bánh sừng trâu Sapa - nghe tưởng quen mà lạ khiến du khách tò mò, thích thú! 4

Người phụ nữ Cơ Tu thường được các trưởng bối dạy cách làm bánh sừng trâu từ rất sớm. Lá gói bánh có thể là lá chuối, lá dong thế nhưng phổ biến nhất để cho ra hương vị ngon đúng điệu thì phải dùng lá đót. Vậy nên cũng có nơi gọi là bánh đót.

Bánh sừng trâu Sapa - nghe tưởng quen mà lạ khiến du khách tò mò, thích thú! 5

Công đoạn gói bánh cần đến sự tỉ mẩn, khéo léo. Quan trọng nhất là phải làm sao gói ra được chiếc bánh có chiều dài khoảng 12 – 15cm, ở giữa hơi phình ra còn hai đầu thì hơi nhọn để tổng thể nhìn nó cong cong như chiếc sừng trâu. Hai chiếc sẽ được buộc lại với nhau thành một cặp bánh. Gói xong người Cơ Tu sẽ đem bánh đi ngâm nước rồi sau đó mới luộc.

Hương vị thơm ngon, hấp dẫn của món bánh sừng trâu

Bánh sừng trâu Sapa - nghe tưởng quen mà lạ khiến du khách tò mò, thích thú! 6

Bánh sau khi nấu xong tỏa ra một mùi dân dã, quyến rũ của núi rừng Tây Bắc hòa quyện trong hương nếp thơm. Dường như khi gặp nếp, lá đót sẽ tiết ra một chất men nhựa khiến cho chiếc bánh sừng trâu dù chỉ được làm từ nguyên liệu đơn giản nhưng lại mang một hương vị thơm ngon đặc biệt không thể trộn lẫn! Hương vị này chỉ nếm thử mới có thể cảm nhận!

Bánh sừng trâu có thể giữ được trong vài ngày mà không bị hỏng. Nếu khi bánh nguội và cứng lại thì có thể nướng sơ qua trên bếp lửa để nó trở nên dẻo ngon hơn!

Phần kết lại

Theo truyền thống của người Cơ Tu thì bánh sừng trâu chỉ được làm vào các ngày lễ quan trọng hay ngày tết như một lễ vật mang tính tâm linh. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của du lịch thì loại bánh này đã trở thành một đặc sản phổ biến rộng rãi để du khách có thể mua về làm quà cũng như thưởng thức.

Xem thêm:Gà nướng mắc khén Sapa – đậm đà hương vị của núi rừng Tây Bắc

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on