Blog

Chùa Từ Hiếu – chăm sóc mẹ già, an ủi thái giám

Với sự hữu hạn của tâm hồn và lý trí, chúng ta không bao giờ có thể cân đong đo đếm được giá trị thiêng liêng và vai trò to lớn của người mẹ trong hành trình trưởng thành. Đó cũng là lý do hình thành của một ngôi cổ tự – chùa Từ Hiếu. Đây chính là minh chứng cho lòng hiếu thảo của một người con đối với mẹ già.

  1. Kế Hoạch Du Lịch Huế – Đi Đâu và Ăn Gì?
  2. Những Trải Nghiệm Phải Thử Khi Du Lịch Huế
  3. Lịch trình rong ruổi Huế 2 Ngày 1 Đêm
  4. Lịch trình khám phá ẩm thực xứ Huế 2 ngày 1 đêm
  5. Lịch trình trải nghiệm Huế 2 ngày 1 đêm

Du khách đến chùa Từ Hiếu luôn bị mê hoặc bởi khung cảnh đậm chất thơ, không khí mát mẻ. Đặc biệt, mỗi mùa trong năm, nơi đây đều sở hữu nét đẹp riêng nên du khách có thể ghé thăm chùa bất kỳ thời điểm nào.

Vẻ đẹp nên thơ của chùa Từ Hiếu_Ảnh sưu tầm

Vẻ đẹp nên thơ của chùa Từ Hiếu_Ảnh sưu tầm

Vị trí chùa

Chùa Từ Hiếu nằm ở thôn Dương Xuân Thượng, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Chùa nằm ẩn sâu trong một khu rừng thông rộng lớn. Đây được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Huế. Nó được xây từ thời nhà Nguyễn nên sở hữu kiến trúc rất độc đáo, khác biệt.

Chùa sở hữu kiến trúc rất độc đáo, khác biệt_Ảnh sưu tầm

Chùa sở hữu kiến trúc rất độc đáo, khác biệt_Ảnh sưu tầm

Cách di chuyển đến chùa Từ Hiếu

Chùa Từ Hiếu cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km. Du khách có thể di chuyển dễ dàng bằng xe máy, ô tô cá nhân hoặc taxi để đến chùa. Bạn hãy đi theo hết con đường Điện Biên Phủ. Sau đó, rẽ vào đường Lê Ngô Cát, rồi chạy một đoạn sẽ thấy biển chỉ dẫn để đi tới chùa. Đây là một địa điểm rất nổi tiếng trên bản đồ du lịch Huế nên nếu có lạc đường thì bạn có thể hỏi bất kỳ người dân nào ở đây.

Chùa còn là nơi các em rèn luyện thân thể_Ảnh sưu tầm.

Chùa còn là nơi các em rèn luyện thân thể_Ảnh sưu tầm.

Nguồn gốc tên gọi Từ Hiếu

Câu chuyện về lòng hiếu thảo

Hòa thượng nhưng lại ăn mặn

Năm 1843, sau khi từ chức tại chùa Giác Hoàng, Hoà thượng Nhất Ðịnh đã đến đây khai sơn, dựng “Am An Dưỡng” để tu tập và nuôi dưỡng mẹ già.

Hoà thượng Nhất Ðịnh nổi tiếng là người con có hiếu. Tương truyền, có lần mẹ già bị bệnh rất nặng, hàng ngày ông lo thuốc thang nhưng bà vẫn không khỏi. Có người ái ngại khuyên ông nên mua thêm thịt cá để tẩm bổ cho mẹ, có làm được điều đó mới mong bà chóng hồi sức. Nghe xong, sư liền chống gậy vượt đoạn đường hơn 5km đi tìm cá tươi về nấu cháo cho mẹ. Người đời thấy vậy, đàm tiếu là hòa thượng nhưng lại ăn mặn, nhưng ngài vẫn bỏ ngoài tai để tận tâm chăm sóc cho mẹ.

Chùa gắn liền với câu chuyện về lòng hiếu thảo_Ảnh sưu tầm

Chùa gắn liền với câu chuyện về lòng hiếu thảo_Ảnh sưu tầm

Thực hư câu chuyện

Câu chuyện đồn đến tai vua Tự Đức, nhà vua bèn cho người tìm hiểu mới hay thiền sư nấu cháo cho mẹ ốm đau còn mình ngày ngày vẫn chay tịnh, một tâm tu hành. Sau này, vào năm 1848 – một năm sau ngày thiền sư Nhất Định viên tịch, cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của vị thiền sư ở chốn thâm sơn cùng cốc, nhà vua cho mở rộng Thảo Am thành chùa Từ Hiếu. Vì thế, ngôi chùa luôn được triều đình, các quan thái giám và các phật tử quan tâm giúp đỡ. Khi chùa được hoàn thành, vua Tự Đức nhớ đến chuyện xưa mà đặt cho chùa tên là “Từ Hiếu tự”.

Nơi chôn cất của thiền sư Nhất Định, người gắn liền với câu chuyện về tấm lòng hiếu đạo_Ảnh sưu tầm

Nơi chôn cất của thiền sư Nhất Định, người gắn liền với câu chuyện về tấm lòng hiếu đạo_Ảnh sưu tầm

Câu chuyện sau này

Thời gian sau đó, chùa Từ Hiếu còn là nơi rất nhiều quan thái giám của triều đình chọn là địa điểm an dưỡng sau khi về già. Bởi không khí cũng như cảnh quan tại đây quá tuyệt vời, phù hợp để an dưỡng và thư giãn. Chính vì vậy, chùa còn được gọi bằng một tên khác là chùa Thái Giám.

Bia ghi công các thái giám, những người có công với chùa_Ảnh sưu tầm

Bia ghi công các thái giám, những người có công với chùa_Ảnh sưu tầm

Kiến trúc chùa

Chùa xây dựng từ thế kỉ XIX nên có sự ảnh hưởng rõ nét của kiến trúc thời phong kiến. Những chi tiết rồng phượng được chạm khắc tỉ mỉ. Phần hiên, cột và mái ngói chùa cũng có nhiều hình tượng biểu tượng tạo nên một vẻ ngoài cực kỳ ấn tượng.

Chính điện chùa_Ảnh sưu tầm

Chính điện chùa_Ảnh sưu tầm

Khuôn viên chùa

Khuôn viên chùa rộng chừng 8 mẫu (8ha), phía trước có khe nước uốn quanh, phong cảnh thơ mộng. Chùa mang lối kiến trúc chữ “Khẩu” với ba gian hai chái truyền thống.

Một góc khuôn viên chùa_Ảnh sưu tầm

Một góc khuôn viên chùa_Ảnh sưu tầm

Cổng vào chùa

Trước cổng chùa có ngôi tháp cao 3 tầng được xây dựng vào năm 1896 dùng làm nơi tàng trữ kinh tượng theo sắc chỉ của nhà vua. Cổng chùa được xây theo kiểu vòm cuốn, hai tầng có mái che. Và ngay trước con đường lát gạch để vào chánh điện là một hồ bán nguyệt trồng sen và nuôi cá cảnh. Trong những ngày nắng ấm, hồ sen tỏa hương thơm ngát, đàn cá bơi lội tung tăng tạo nên khung cảnh yên bình nơi cửa Phật.

Cổng chùa_Ảnh phuot3mien.com

Cổng chùa_Ảnh phuot3mien.com

Sân trước chính điện

Hai bên sân chùa có hai lầu bia để ghi lịch sử xây dựng chùa. Xung quanh ngôi chùa Từ Hiếu còn có khá nhiều lăng mộ các vị phi tần của các chúa Nguyễn. Do địa thế đẹp, yên tĩnh, lại không xa thành phố Huế, nên chùa được nhiều du khách lựa chọn là nơi thăm quan, dã ngoại vào những ngày nghỉ, ngày lễ. Vì vậy, Chùa Từ Hiếu là một trong những ngôi chùa cổ đón khách du lịch trong và ngoài nước đông nhất Cố đô.

Nhà bia hai bên sân_Ảnh sưu tầm

Nhà bia hai bên sân_Ảnh sưu tầm

Chính điện chùa

Chính điện chùa được xây dựng theo kiểu ba gian hai chái, phía trước thờ Phật Tổ Như Lai, phía sau thờ Tả quân đô thống Lê Văn Duyệt và nhiều vị thần khác. 

Tả quân đô thống Lê Văn Duyệt (1763 – 1832) là một trong những vị tướng quân xuất sắc dưới thời vua Gia Long lập quốc. Ông không chỉ là một thái giám mà còn là một nhà quân sự tài ba, một nhà chính trị xuất chúng.

Bên cạnh những bức tượng Tam thế phật, Phật Thích Ca thì chùa còn thờ tranh thay tượng. Đây cũng là nét đặc biệt khiến không gian chốn thờ tự vốn uy nghiêm trở nên gần gũi hơn.

Bên trong chính điện_Ảnh sưu tầm

Bên trong chính điện_Ảnh sưu tầm

Đại hồng chung

Tiếng chuông chùa như xé tan cái không khí tĩnh mịch, yên ắng của không gian nơi đây. Để người ta phải chú ý, để hồi tưởng lại kỷ niệm cũ. Thời gian như dừng lại trong một khoảnh khắc…

Chuông lớn chùa_Ảnh sưu tầm

Chuông lớn chùa_Ảnh sưu tầm

Ghé thăm nghĩa trang đặc biệt của các vị thái giám triều Nguyễn

Ngoài ra, chùa Từ Hiếu còn có một khu vực rất đặc biệt. Đó chính là một khu nghĩa trang nằm sau khuôn viên chính của chùa. Đây là nơi an nghỉ của 24 vị thái giám triều Nguyễn. Khu đất này có diện tích lên tới 1000m2 và có hẳn một bảng ghi công những đóng góp của các vị thái giám cho triều đình thời xưa.

Cổng ra phần sau chùa_Ảnh sưu tầm

Cổng ra phần sau chùa_Ảnh sưu tầm

Tương truyền rằng, thời xưa thái giám Châu Phước Năng đã giúp đỡ thiền sư Nhất Định rất nhiều trong việc mở rộng am An Dưỡng. Cảm động trước tấm lòng đó, cũng như biết rằng sau khi về già, các thái giám trong triều đình thường không có nơi an dưỡng. Nên thiền sư Nhất Định đã kêu gọi các thái giám quyên góp mở rộng Thảo am để sau này về đây tĩnh dưỡng tuổi già. Vì thế, sau này các thái giám khi chết được chôn ở một ngọn đồi nhỏ bên cạnh am.

Nghĩa trang nằm sau khuôn viên chùa cũng là địa điểm du khách không nên bỏ lỡ_Ảnh sưu tầm.

Nghĩa trang nằm sau khuôn viên chùa cũng là địa điểm du khách không nên bỏ lỡ_Ảnh sưu tầm.

Lễ hội tại chùa

Chùa chính là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh trụ trì – người đã đặt nền móng khai sinh ra tục lễ “bông hồng cài áo” mà đến nay đã trở thành một nét văn hóa riêng của người Việt. Cứ mỗi dịp Vu Lan về, các Phật tử lại đến chùa Từ Hiếu làm lễ. Họ cài lên áo những đóa hoa màu hồng hoặc màu trắng để thể hiện tấm lòng hiếu thảo của mình.

Chùa chính là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh trụ trì_Ảnh sưu tầm

Chùa chính là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh trụ trì_Ảnh sưu tầm

Một số địa điểm xung quanh chùa mà bạn có thể tham khảo

Đàn Nam Giao

Đàn Nam Giao (chữ Hán: 阮朝南郊壇) là nơi các vị vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế trời đất vào mùa xuân hằng năm. Đây là đàn Nam Giao duy nhất còn nguyên vẹn hiện hữu ở Việt Nam. Và cũng là đàn tế duy nhất còn tồn tại trong số nhiều đàn tế cổ ở Huế.

Xem thêm: https://hanhtrinhdulich.vn/dan-nam-giao-dan-te-nguyen-ven-nhat-con-sot-lai-cua-viet-nam-5463/ 

Đàn Nam Giao_Ảnh sưu tầm.

Đàn Nam Giao_Ảnh sưu tầm.

Lăng Đồng Khánh

Lăng Đồng Khánh là nơi bảo lưu nghệ thuật sơn son thếp vàng, nghệ thuật sơn mài bậc nhất Việt Nam. Điều đặc biệt của lăng chính là “mở đầu cho thời kỳ kiến trúc pha trộn Âu, Á, Tân, Cổ”. Lăng Ðồng Khánh hay còn gọi là Tư Lăng – lăng mộ của vua Đồng Khánh. Đây là một trong những quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 11-12-1993.

Lăng Đồng Khánh_Ảnh sưu tầm.

Lăng Đồng Khánh_Ảnh sưu tầm.

Xem thêm: https://hanhtrinhdulich.vn/lang-dong-khanh-noi-bao-luu-nghe-thuat-son-son-thep-vang-4441/ 

Tổ đình Tường Vân

Mỗi năm lễ đến, người ta lại nghe tiếng chuông trống vang lừng. Cờ Phật giáo tung bay phất phới, các câu đối, hoành phi và hàng trăm tràng hoa dâng tặng từ nhiều nơi. Tất cả như đang làm sống động thêm lịch sử huy hoàng của Phật giáo Việt Nam. Hơn thế là làm mạnh thêm lòng tin Tam bảo của những người con Phật. Và cả niềm tin của Nhà nước đối với Phật giáo Việt Nam.

Chùa Tường Vân_Ảnh sưu tầm

Chùa Tường Vân_Ảnh sưu tầm

Theo những con đường nhỏ rợp bóng cây, chùa Từ Hiếu dần hiện ra với không gian thoáng đãng, sơn thủy hữu tình, vừa mang nét giản dị vừa mang dáng dấp của kiến trúc cung đình Huế. Hành trình du lịch chúc bạn có một chuyến đi lý thú.

Xem thêm: Nhà vườn Ý Thảo – một nhà hàng vương giả

Người viết: Trường An.

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on