Blog

Hội quán Phúc Kiến - Vẻ đẹp thời gian ngưng đọng giữa lòng phố Hội_Ảnh: sưu tầm

Hội quán Phúc Kiến – Vẻ đẹp thời gian ngưng đọng giữa lòng phố Hội

  1. Lịch trình du lịch Đà Nẵng và Hội An 4 Ngày 3 Đêm
  2. Lịch trình du lịch Đà Nẵng – Hội An hiện đại và hoài cổ – 3 ngày 2 đêm
  3. Kế Hoạch Du Lịch Đà Nẵng – Lịch Trình – Đi Đâu và Ăn Gì?
  4. Những Hoạt Động Mà Bạn Phải Trải Nghiệm Khi Du Lịch Đà Nẵng

Đến với phố cổ Hội An, một thị xã nhỏ bé nằm yên bình bên dòng sông Hoài, du khách sẽ có dịp biết đến di tích rất nổi tiếng – hội quán Phúc Kiến. Vốn được xây dựng bởi những thương gia đến từ Trung Hoa, nơi này nay đã được trùng tu, sửa chữa khan trang. Hội quán đã góp phần tạo nên cho đô thị cổ Hội An một diện mạo mới, rực rỡ và thu hút hơn.

Hội quán Phúc Kiến là một điểm đến có kiến trúc nổi bật, ấn tượng nhất tại Hội An_Ảnh: sưu tầm

Hội quán Phúc Kiến là một điểm đến có kiến trúc nổi bật, ấn tượng nhất tại Hội An_Ảnh: sưu tầm

Hội quán Phúc Kiến là một trong những điểm dừng chân ưa thích của du khách mỗi khi có dịp ghé thăm Hội An. Nơi đây nổi tiếng nhờ lối kiến trúc vừa ấn tượng, độc đáo, vừa truyền thống, sâu lắng.

Hội quán Phúc Kiến ở đâu?

Hội quán Phúc Kiến là một trong những điểm du lịch Hội An cực kỳ nổi tiếng. Hội quán được người Phước Kiến sinh sống lâu đời tại Hội An đóng góp xây dựng nên. Vì địa thế nằm ngay giữa trung tâm phố cổ nên rất tiện cho du khách đến tham quan.

Vị trí: số 46 Trần Phú, thành phố Hội An, Quảng Nam

  •   Giờ mở cửa: từ 07:00 đến 17:00 hàng ngày
    Hội quán được xây dựng từ thế kỷ 16-Ảnh: sưu tầm

    Hội quán được xây dựng từ thế kỷ 16_Ảnh: sưu tầm

Khám phá lịch sử Hội quán Phúc Kiến

Hội quán Phúc Kiến thờ ai ?

Tương truyền, tiền thân của Hội quán Phước Kiến là một gian miếu nhỏ thờ tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu. Tượng được vớt tại cửa biển Hội An vào năm 1697. Về sau Hội quán còn trở thành nơi họp hội đồng hương của người Phúc Kiến. Những người có mặt tại Hội An sớm nhất lúc bấy giờ.

Hội quán Phước Kiến được cấp bằng di tích văn hóa - lịch sử quốc gia ngày 17/2/1990-Ảnh: sưu tầm

Hội quán Phước Kiến được cấp bằng di tích văn hóa – lịch sử quốc gia ngày 17/2/1990-Ảnh: sưu tầm

Qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, Hội quán Phước Kiến ngày một khang trang, lộng lẫy hơn và góp phần tô điểm kiến trúc đô thị cổ Hội An. Đến thăm quan Hội quán, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một công trình thể hiện bàn tay khéo léo và góc nhìn thẩm mỹ của người xưa.

Kinh nghiệm du lịch, tham quan Hội quán Phúc Kiến

Những lưu ý trước khi vào tham quan

Hội quán Phúc Kiến (hay còn gọi là chùa Phúc Kiến) vốn là một địa điểm tâm linh, thờ cúng trang nghiêm. Do vậy khi đến đây du khách nên mặc trang phục lịch sự, chú ý tác phong, cử chỉ để không gây ảnh hưởng đến không khí linh thiêng trong chùa. Bên trong chùa có khu vực bán hương vòng lớn và các lễ vật để khách thập phương dâng lên các ban. Nên du khách không cần chuẩn bị đồ từ ngoài vào.

Khu vực dâng hương và lễ vật được bài trí rất gọn gàng, thoáng đãng-Ảnh: sưu tầm

Khu vực dâng hương và lễ vật được bài trí rất gọn gàng, thoáng đãng-Ảnh: sưu tầm

Vẻ đẹp ấn tượng của Hội Quán Phúc Kiến

Hội Quán Phúc Kiến nằm uy nghiêm và bề thế trên đường Trần Phú, gây ấn tượng với nét đẹp cổ kính và nổi bật, đậm chất Trung Hoa. Có đi du lịch Hội An, bạn nên dành ít thời gian ghé thăm hội quán để chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc được thực hiện đầy công phu, tinh xảo.

Nơi đây mang vẻ đẹp cổ kính, đậm chất Trung Hoa. Ảnh: sưu tầm

Nơi đây mang vẻ đẹp cổ kính, đậm chất Trung Hoa. Ảnh: sưu tầm

Mô hình của hội quán thiết kế theo kiểu chữ “Tam”. Nó kéo dài từ đường Trần Phú đến đường Phan Chu Trinh, chiều sâu khoảng 120 mét. Trật tự của hội quán được quy hoạch theo thứ tự cổng trước, sân, hồ nước, cây cảnh, dãy nhà Đông – Tây, chính điện, sân sau và hậu điện.

Hội Quán Phúc Kiến nằm trên đường Trần Phú. Ảnh: sưu tầm

Hội Quán Phúc Kiến nằm trên đường Trần Phú. Ảnh: sưu tầm

Tham quan cổng Tam Quan

Bước chân vào cổng Hội Quán Phúc Kiến, du khách sẽ ấn tượng với khung cảnh hòn non bộ rất thanh tịnh đặt ngay phía trước. Đi thêm một đoạn vào bên trong là không gian rộng lớn của sân vườn – nơi có trồng nhiều hoa cỏ, cây cảnh. Đặc biệt, khu vực này còn có ba hồ cá, tạo nên một cảnh đẹp nhẹ nhàng, bình yên như vườn quê ở đâu đó.

Cổng tam quan là nơi được nhiều du khách check in. Ảnh: sưu tầm

Cổng tam quan là nơi được nhiều du khách check in. Ảnh: sưu tầm

Hội An có rất nhiều hội quán nhưng Phúc Kiến được xem là nơi rộng lớn và đẹp nhất. Đến đây, du khách sẽ lần lượt được chiêm ngưỡng những công trình, hạng mục được xây dựng công phục, chạm trổ tinh xảo và khéo léo bên trong.

Nhiều du khách quốc tế đến thăm Hội Quán Phúc Kiến- Ảnh: sưu tầm

Nhiều du khách quốc tế đến thăm Hội Quán Phúc Kiến- Ảnh: sưu tầm

Tham quan gian chính điện

Rời khoảng sân vườn xanh mát và yên tĩnh, du khách sẽ tiếp tục tiến vào khu vực chính điện của Hội Quán Phúc Kiến. Không gian chính điện trang trọng, linh thiêng. Xung quanh bày trí tượng của các vị hộ thần, đặc biệt là tượng Thiên Hậu với tư thế thiền rất uy nghiêm.

Chính điện thờ Thiên hậu Thánh Mẫu được bài trí trang nghiêm_Ảnh: sưu tầm

Chính điện thờ Thiên hậu Thánh Mẫu được bài trí trang nghiêm_Ảnh: sưu tầm

Lối kiến trúc tinh xảo của Hội Quán Phúc Kiến_Ảnh: sưu tầm

Lối kiến trúc tinh xảo của Hội Quán Phúc Kiến_Ảnh: sưu tầm

Tham quan gian hậu tẩm

Nếu muốn thắp hương và cầu may mắn, bình an, bạn có thể di chuyển vào phía sau hậu tẩm. Chỉ cần một nén hương nhỏ bày tỏ lòng thành là đủ. Vì ở đây luôn được thắp những vòng hương lớn, cháy đến hơn 30 ngày, tạo nên một không gian ấm cúng cho du khách khi ghé thăm.

Khuôn viên bên trong hội quán rộng lớn, uy nghiêm_Ảnh: sưu tầm

Khuôn viên bên trong hội quán rộng lớn, uy nghiêm_Ảnh: sưu tầm

Điểm nhấn đặc biệt của Hội quán là những vòng hương rất lớn treo trên trần_Ảnh: sưu tầm

Điểm nhấn đặc biệt của Hội quán là những vòng hương rất lớn treo trên trần_Ảnh: sưu tầm

Ngoài ra, trong Hội quán Phúc Kiến còn trưng bày rất nhiều tượng thờ, chuông đồng, trống đồng, lư hương, các bức hoành phi tinh xảo với nhiều hiện vật có giá trị khác.

Một mẫu họa tiết trang trí thể hiện trình độ chế tác tinh xảo của người xưa_Ảnh: sưu tầm

Một mẫu họa tiết trang trí thể hiện trình độ chế tác tinh xảo của người xưa_Ảnh: sưu tầm

Theo kinh nghiệm đi Hội An của nhiều du khách, khi đến đây, bạn hãy viết thông tin của gia đình mình lên một tờ giấy, rồi đặt trên các khoanh hương, thể hiện mong muốn cầu cho mọi việc trong cuộc sống tốt lành. Khi các khoanh hương cháy hết, hội quán sẽ đốt những mảnh giấy này đi. Với ý nghĩa để lời cầu ước được linh nghiệm.

Du lịch Hội An, bạn nhớ đến thăm Hội Quán Phúc Kiến. Ảnh: sưu tầm

Du lịch Hội An, bạn nhớ đến thăm Hội Quán Phúc Kiến. Ảnh: sưu tầm

Các hoạt động tín ngưỡng tại chùa

Nhiều người tin rằng Hội quán là nơi linh thiêng, “cầu được ước thấy”. Nên người dân Hội An và khách thập phương đều tìm đến đây để cầu xin được ban phước. Do vậy, hội quán Phúc Kiến đông nhất là vào các ngày rằm, ngày lễ Tết. Ví dụ như ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch); ngày Vía Lục Tánh (16/2 âm lịch); ngày vía Bà Thiên Hậu (23/3 âm lịch)… Nơi đây sẽ diễn ra rất nhiều các hoạt động lễ hội hấp dẫn; thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham gia.

Vào những ngày lễ đặc biệt, Hội quán diễn ra những hoạt động tín ngưỡng sôi nổi- Ảnh: Sưu tầm

Vào những ngày lễ đặc biệt, Hội quán diễn ra những hoạt động tín ngưỡng sôi nổi- Ảnh: Sưu tầm

Riêng trong ngày mùng 2/2 âm lịch, người Hoa ở Hội An còn tổ chức lễ cúng thần tài. Với nhiều lễ vật như tiền giấy, vàng bạc, rượu, tam sên (trứng luộc, cua và thịt heo luộc)…

Dù năm tháng đi qua, trên bản đồ du lịch Việt Nam có xuất hiện bao nhiêu điểm du lịch mới thì Hội An vẫn là điểm đến rất được yêu thích. Ngoài phố cổ nên thơ, lãng mạn thì Hội Quán Phúc Kiến và các địa điểm khác ở đây cũng rất đẹp, du khách nên một lần ghé thăm để thấy Việt Nam ta tuyệt vời đến nhường nào.

Xem thêm: Chùa Bà Mụ Hội An

Người viết: Kim Thuý

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on