Blog

Về chùa Quốc Ân Huế chiêm ngưỡng tượng và pháp khí

Tiếp tục với hành trình về chốn tâm linh – chùa Huế, Hành trình du lịch sẽ đưa bạn về một ngôi chùa với nhiều thăng trầm lịch sử, có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Phật giáo Cố đô – chùa Quốc Ân.

Chùa Quốc Ân nằm trên đồi cao, nơi có nhiều cây cối, là chốn “hội linh tụ khí” hòa quyện của đất trời. Chùa nằm giữa thiên nhiên nên thơ, yên bình tạo nên một bức tranh bình dị, đẹp mắt, thu hút du khách tứ phương tìm về vãn cảnh, cúng bái.

  1. Kế Hoạch Du Lịch Huế – Đi Đâu và Ăn Gì?
  2. Những Trải Nghiệm Phải Thử Khi Du Lịch Huế
  3. Lịch trình rong ruổi Huế 2 Ngày 1 Đêm
  4. Lịch trình khám phá ẩm thực xứ Huế 2 ngày 1 đêm
  5. Lịch trình trải nghiệm Huế 2 ngày 1 đêm

Vị trí chùa

Chùa Quốc Ân tọa lạc dưới chân đồi Hòn Thiên, về phía Tây của núi Ngự Bình. Chùa thuộc địa chỉ 143 Đặng Huy Trứ, phường Trường An, thành phố Huế. Cùng với Huyền Không Sơn Thượng, Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã, chùa Từ Đàm Huế, chùa Thiền Lâm, chùa Quốc Ân góp phần làm đa dạng thêm bức tranh du lịch tâm linh xứ Huế.

Chùa Quốc Ân góp phần làm đa dạng thêm bức tranh du lịch tâm linh xứ Huế_Ảnh sưu tầm.

Chùa Quốc Ân góp phần làm đa dạng thêm bức tranh du lịch tâm linh xứ Huế_Ảnh sưu tầm.

Lịch sử hình thành ngôi chùa thiêng

Chùa Quốc Ân cùng với chùa Báo Quốc là những ngôi chùa ở Huế được xây dựng vào thế kỷ XVII. Vào khoảng năm 1682 – 1684, dưới thời chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần), sư Nguyên Thiều ra Phú Xuân ở xứ Thuận Hóa. Sư chọn chân đồi Hòn Thiên (chân núi Bân) để dựng chùa Vĩnh Ân (Quốc Ân về sau) và tháp Phổ Đồng. Chúa Nguyễn Phúc Tần đóng góp ngân khoản xây chùa.

Tổ Nguyên Thiều_Ảnh sưu tầm

Tổ Nguyên Thiều_Ảnh sưu tầm

Đôi nét về Tổ Sư Nguyên Thiều – Vị Tổ Sư đã sáng lập ra ngôi chùa

Tổ sư Nguyên Thiều, pháp tự là Hoán Bích, người ở Triều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc. Sau này, sư sang tu tập tại huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Vào năm 1665 – ?, tại phủ Quy Ninh (nay là Bình Định), sư đã lập chùa Thập Tháp – Di Đà.

Năm 1687, sư được chúa Nguyễn Phúc Thái cử về Trung Quốc để rước cao tăng sang truyền giới cho chư tăng Đại Việt. Đồng thời, sư còn thỉnh một số tượng Phật và đồ pháp khí từ Trung Quốc.

Vườn tượng phật trước sân chùa_quangduc.com

Vườn tượng phật trước sân chùa_Ảnh: quangduc.com

Từ Vĩnh Ân trở thành Quốc Ân

Lúc bấy giờ, nhà sư Nguyên Thiều là người được chúa Nguyễn Phúc Thái trọng vọng. Năm 1689, chúa Nguyễn Phúc Trăn đổi tên chùa Vĩnh Ân thành Quốc Ân, ban tấm biển “Sắc Tứ Quốc Ân Tự”. Biển này để ghi nhớ công ơn thiền sư sáng lập ra chùa. Chùa được xây dựng khang trang, chú trọng vào việc tạo tượng thánh, tượng Phật, tượng Bồ Tát, chư Tổ.

Đài Bồ tát Quán Thế Âm_Ảnh quangduc.com

Đài Bồ tát Quán Thế Âm_Ảnh quangduc.com

Vào năm 1786 chiến sự nổ ra, chùa Quốc Ân bị tàn phá rất nặng nề, ngôi tháp Phổ Đồng đã bị phá hủy hoàn toàn. Chùa chỉ lưu giữ được một số bia ký, văn khế và một số tượng khí, pháp khí. Đến năm 1806, nhân cơ hội Long Thành Thái – trưởng công chúa hỗ trợ số tiền cúng lớn – chùa bắt đầu tu sửa lại. Mặc dù trải qua nhiều đợt tu sửa nhưng chùa vẫn còn giữ được nét kiến trúc xưa độc đáo.

Nét kiến trúc độc đáo của chùa

Từ bên ngoài vào là cổng tam quan, ngôi điện thờ Phật, nhà tăng, nhà khách, nhà thờ linh. Sau lưng chùa là hệ thống các mộ tháp cổ từ 1 đến 6 tầng của các sư trụ trì chùa qua các thế hệ.

Bàn thờ tượng Bồ tát Địa Tạng_Ảnh quangduc.com

Bàn thờ tượng Bồ tát Địa Tạng_Ảnh quangduc.com

Cổng tam quan chùa

Mở đầu là cổng tam quan với bốn trụ cột chia làm ba lối đi. Sau cổng có tượng Bồ tát Di Lặc. Đi tiếp qua sân rộng với nhiều cây cảnh đến bậc cấp vào sân chùa.

Nét cổ kính của cổng chùa_Ảnh sưu tầm

Nét cổ kính của cổng chùa_Ảnh sưu tầm

Khuôn viên chùa

Khuôn viên chùa rộng khoảng 5.000m2, trong đó diện tích xây dựng khoảng 550m2. Chùa có kiến trúc hình chữ “khẩu” truyền thống. Bên phải sân có tấm bia do chúa Nguyễn Phúc Chu ghi bài minh tựa đề “Sắc tứ Hà Trung Tự Hoán Bích Thiền sư tháp ký minh”. Cạnh bia là 2 am thờ Thiên Y A Na và am thờ Ngũ Hành. Qua khoảng sân rộng là chính điện.

Lối kiến trúc chữ khẩu truyền thống_Ảnh sưu tầm

Lối kiến trúc chữ khẩu truyền thống_Ảnh sưu tầm

Nhà bia

Nhà bia nằm hai bên chính điện, ở đây ghi công lao của các nhà sư, hay những người đóng góp xây dựng chùa thiêng.

Bia đá ghi công_Ảnh sưu tầm

Bia đá ghi công_Ảnh sưu tầm

Tòa điện Đại Hùng

Tòa điện Đại Hùng của chùa bao gồm tiền điện và chính điện. Đây là ngôi nhà rường được xây dựng theo mô típ truyền thống, với lối kiến trúc “Trùng thiềm điệp ốc” thường thấy trong các cung điện ở Huế.

Bàn thờ Tổ_Ảnh quangduc.com

Bàn thờ Tổ_Ảnh quangduc.com

Tiền điện

Tiền điện rộng 21,1m và dài 7,9m được trang trí theo kiểu cung đình xưa, chú trọng chạm trỗ phần mái đình.

Tòa điện Đại Hùng của chùa bao gồm tiền điện và chính điện_Ảnh sưu tầm

Tòa điện Đại Hùng của chùa bao gồm tiền điện và chính điện_Ảnh sưu tầm

Chính điện

Kiến trúc

Chính điện chùa là bộ khung gỗ truyền thống với 52 cột, hai chái trong tả, hữu rộng 3,5m, hai chái ngoài rộng 1,2m. Hai chái kép chính điện phía trước được xây tường gạch, trang trí tùng lộc và ngũ phúc (hình 4 con dơi chầu vào chữ phúc ở giữa). Phần mái được khảm sành sứ, long chầu mặt hổ phù bên trong chứa hình chữ “Vạn” và hồi long.

Bộ tượng Tam Thế Phật, tượng Phật Thích Ca thờ tại chánh điện_Ảnh: Sưu tầm

Bộ tượng Tam Thế Phật, tượng Phật Thích Ca thờ tại chánh điện_Ảnh: Sưu tầm

Tượng khí và pháp khí

Gian bên trái chính điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Hai bên thờ tượng Hộ pháp, phía trước thờ Bồ Đề Đạt Ma. Gian bên phải thờ Quan Vân Trường. Các tượng khí này đều do Tổ Nguyên Thiều mang đến từ Trung Hoa – nơi mà lúc bấy giờ nổi tiếng là vùng đất của Phật. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ chiếc “khánh đồng” (nhạc khí nổi tiếng của Phật giáo), có hoa văn rất đẹp đúc từ thời Minh Mạng. Nhiều pháp bảo, pháp khí khác như đại hồng chung, bia ký… cũng được đặt tại nơi đây.

Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc được đặt phía trước chính điện chùa_Ảnh: Sưu tầm

Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc được đặt phía trước chính điện chùa_Ảnh: Sưu tầm

 

Nhà bia_quangduc.com

Nhà bia_quangduc.com

Nhà tăng và nhà khách

Nối liền chính điện là một khoảng sân rộng, bên tả là nhà tăng, bên hữu là nhà khách. Hai ngôi nhà này được kiến trúc theo kiểu nhà rường 3 gian, 2 chái có kích thước tương đương nhau rộng 13,2m và dài 8,4m.

Chuông chùa quen thuộc_Ảnh sưu tầm

Chuông chùa quen thuộc_Ảnh sưu tầm

Nhà linh

Nhà linh nằm ngay sau sân tòa điện Đại Hùng, được thiết kế theo kiểu nhà rường 3 gian 2 chái nằm trên một nền cao 0,75m. Hai bên chái được xây tường và trang trí chữ phúc. Mái nhà linh được lợp bằng ngói mũi hài, chính giữa nóc trang trí chữ Vạn. Hai đầu nóc mái trang trí hồi long cách điệu, bờ mái trang trí cù giao cách điệu.

Một góc tượng Thập Điện Diêm Vương trong chùa Quốc Ân_Ảnh sưu tầm

Một góc tượng Thập Điện Diêm Vương trong chùa Quốc Ân_Ảnh sưu tầm

Mộ tháp

Mộ tháp chùa Quốc Ân có mật độ dày đặc với 14 ngôi tháp mộ lớn nhỏ phân bố phía sau vườn chùa. Mộ tháp lớn và cao nhất gồm 6 tầng tháp. Phần lớn tháp mộ ở đây đều có hình bát giác. Quanh tháp có la thành bao bọc và có cửa ra vào. Phía trước tháp có dựng bia đá khắc chữ Hán, trên đỉnh tháp trang trí hoa sen. Tháp chủ yếu được xây bằng gạch và vôi vữa, trang trí đơn giản.

Bảo tháp thờ tổ sư Nguyên Thiều Hoán Bích_Ảnh: Sưu tầm

Bảo tháp thờ tổ sư Nguyên Thiều Hoán Bích_Ảnh: Sưu tầm

Ngày nay, đến chiêm bái tham quan chùa Quốc Ân, chúng ta như đi vào một bảo tàng thu nhỏ với nhiều tượng khí, pháp khí. Nơi đây mang những dấu ấn văn hóa đặc trưng của Phật giáo xứ Đàng Trong nói chung và xứ Thuận Hóa nói riêng.

Xem thềm: Ngự Bình – Ngọn núi án ngữ Kinh thành Huế

Người viết: Trường An

 

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on