Blog

Cột mốc ba biên – hành trình tìm về lịch sử

Cột mốc ba biên là biểu tượng của sự tin cậy, đoàn kết trong xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị của ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia. Nơi đây trở thành điểm đến du lịch thu hút nhiều bạn trẻ trên hành trình khám phá lịch sử.

  1. Lịch trình khám phá Măng Đen đại ngàn 2 ngày 1 đêm
  2. Lịch trình khám phá vùng đất đỏ Tây Nguyên 4 ngày 3 đêm
  3. Lịch trình tận hưởng khí trời phố núi Pleiku – Kon Tum 3 ngày 2 đêm

Vị trí cột mốc ba biên

Cột mốc ba biên hay còn gọi là Ngã ba Đông Dương, nằm gần cửa khẩu Bờ Y thuộc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Có nhiều tuyến đường và lựa chọn phương tiện để đến nơi này. Bạn chỉ cần tính cung đường hợp lý nhất mà thôi.

Tuy nhiên, tiện nhất là đi từ Quảng Nam lên. Con đường mòn Hồ Chí Minh nối từ Quảng Nam lên Kon Tum còn có tên là đường 14C, thời chiến tranh chính là tuyến lửa. Đi từ thành phố Kon Tum theo đường quốc lộ về phía Tây Bắc khoảng 80km là tới cửa khẩu Bờ Y. Sau đó bạn xuất trình giấy tờ xin phép các anh bộ đội biên phòng ở trạm kiểm soát, theo con đường hơn 10km vòng vèo men theo các ngọn đồi tới chân cột mốc.

Cửa khẩu quốc tế Bờ Y_Ảnh sưu tầm

Cửa khẩu quốc tế Bờ Y_Ảnh sưu tầm

Tổng quan về cột mốc ba biên

Cột mốc mang số hiệu 2007, được làm bằng đá hoa cương, có hình trụ tam giác, nặng 1 tấn, cao 2m, được đặt trên đỉnh núi có độ cao 1.086m so với mực nước biển. Trên mỗi mặt cột mốc quay về mỗi nước được gắn Quốc huy trang trọng, ghi năm cắm mốc và tên quốc gia đó bằng chữ (màu đỏ) của chính nước đó. Đây là Cột mốc ba biên thứ hai ở Việt Nam. Cột mốc thứ nhất là của ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc, xây dựng ở làng A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Hoàng hôn tại Ngã ba Đông Dương_Ảnh sưu tầm

Hoàng hôn tại Ngã ba Đông Dương_Ảnh sưu tầm

Cột mốc ba biên Việt Nam – Lào – Campuchia được khởi công xây dựng tháng 12/2007 dưới sự giám sát của chuyên gia ba nước có chung đường biên giới. Ngày 18/1/2008 Cột mốc ba biên được khánh thành…

Cột mốc ba biên – bồi hồi với chiến trường xưa

Không thể phủ nhận ngày càng có nhiều bạn trẻ đam mê khám phá lịch sử dân tộc. Đến với cột mốc ba biên bạn sẽ được sống lại những giây phút nghẹt thở của chiến tranh. Nơi đây rất ác liệt vì là huyết mạch của quân đội ta. Ác liệt quá nên quân đội ta buộc phải vòng qua bên Lào thì mới tiếp viện được cho chiến trường. Ai đến nơi này đều có cảm giác lâng lâng khi nghe được tiếng gà của ba nước Việt – Lào – Campuchia cùng cất tiếng gáy đón bình minh. 

Du khách chụp ảnh kỷ niệm tại cột mốc ba biên_Ảnh sưu tầm

Du khách chụp ảnh kỷ niệm tại cột mốc ba biên_Ảnh sưu tầm

Cột mốc thiêng liêng và hữu nghị

Qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y, rẽ về hướng Tây Nam để đến cột mốc biên giới ba nước. Trước khi lên đỉnh đồi cao nhất có cột mốc, đồi bên trái là Nhà trưng bày truyền thống và Đền tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Trường Sơn.

Công trình có khuôn viên rộng 3.600 m2. Nhà tưởng niệm 3 gian với diện tích 188m2. Nhà treo chuông 86m2 có quả chuông nặng 5 tấn. Khu vực này xưa là một trong những tọa độ trọng điểm ác liệt huyết mạch đường Hồ Chí Minh. Nhiều trận đánh lớn đã diễn ra, nhiều chiến sĩ hy sinh vì Tổ quốc nhưng hài cốt chưa tìm được… 

Di tích lịch sử Ngã ba Đông Dương_Ảnh sưu tầm

Di tích lịch sử Ngã ba Đông Dương_Ảnh sưu tầm

Đường tới Ngã ba Đông Dương không quá khó đi, vừa chạy xe du khách cũng được thỏa thuê ngắm nhìn núi đồi trùng điệp vô cùng đẹp mắt. Chỉ vài đoạn đầu tiên là đường đất thôi, còn sau đó đường được trải xi-măng khá đẹp. Cung đường đi khá dốc, nhưng có xá gì khó khăn để tới cột mốc thiêng liêng đâu nhỉ! Bù lại thiên nhiên hiện ra tuyệt đẹp với trập trùng núi, ngàn lau trắng phất phơ, vô cùng quyến rũ. Khung cảnh hóa nên thơ hữu tình hơn bao giờ hết. 

Cung đường đến ngã ba biên_Ảnh sưu tầm

Cung đường đến ngã ba biên_Ảnh sưu tầm

Những huyền thoại nơi cột mốc ba biên

Đặc biệt, trên con đường biên giới quanh co, núi đồi trùng điệp xanh bao la bát ngát. Du khách sẽ ngang qua vùng đất với nhiều câu chuyện hấp dẫn của người Cadong như tảng đá Mô Yang (đá trời). Nơi gắn với truyền thuyết về 7 cô gái và vị vua Hổ, hồ Đắk HNiêng thơ mộng. Thác Đon Chor hùng vĩ, từ xa đã nghe tiếng nước chảy như giọng hát vút cao của các chàng trai, cô gái Tây Nguyên.

Ngã ba biên giới này gắn liền với những “huyền thoại” trong truyền thống của lính Biên phòng. Những năm trước, những người lính Biên phòng lặn lội trong rừng sâu, núi thẳm để tìm và vận động. Đây gồm mười mấy hộ dân người Brâu – tộc người có nguy cơ tuyệt chủng. Bởi vì cuộc sống của họ cực kỳ khó khăn giữa rừng già chẳng kiếm được gì. Những con người ấy được đưa về ngã ba biên giới, để lập nên làng Bờ Y như hiện nay…

Cảnh sắc tuyệt đẹp tại vùng biên cương_Ảnh sưu tầm

Cảnh sắc tuyệt đẹp tại vùng biên cương_Ảnh sưu tầm

Những bậc thang lên cột mốc ba biên

Sau khi đi hết đoạn đường nhựa, bạn sẽ thấy một cái bảng chỉ dẫn lên bậc thang. Những bậc thang đá phủ màu rêu xanh sẽ là một góc sống ảo cực kì chất lượng. Chinh phục những bậc thang sẽ chạm đến cột mốc thiêng liêng của vùng biên giới giữa ba nước. 

Bậc tam cấp lên Cột mốc_Ảnh sưu tầm

Bậc tam cấp lên Cột mốc_Ảnh sưu tầm

Tại đây nhiều cây xanh do đại biểu và lực lượng bảo vệ biên giới. Gồm 4 tỉnh : Attapư, Sê Kông nước Lào; Ratanakiri, Vương quốc Campuchia và Kon Tum, Việt Nam đã cùng trồng để xây dựng “Vườn cây hữu nghị”. Trên 700 cây quanh khu vực cột mốc phủ xanh quả đồi bạt ngàn. Nơi ấy đã từng chịu tang thương bởi chất dioxin của chiến tranh. 

Từ đây, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh vùng đất ngã ba Đông Dương. Trải ra trước mắt là thảm xanh của rừng, đan xen cả màu đỏ nâu của đá bazan tuyệt đẹp. Cảm giác lưng lưng đặt chân đến địa danh huyền thoại này.  Chắc chắn đây sẽ là trải nghiệm đáng nhớ trong hành trình của bạn.

Thời điểm thích hợp để đến với Cột mốc ba biên

Du khách có thể lên kế hoạch đến ngã ba Đông Dương vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.  Nhưng có lẽ lý tưởng nhất là khoảng từ tháng 10 – 12 âm lịch. Vì đây là thời điểm mà Kon Tum bước vào mùa hoa dã quỳ nở vàng rực cả góc trời. Dọc các bậc tam cấp như khoác lên mình tấm áo vàng tươi của hoa dã quỳ. Điều này khiến cho đường lên cột mốc không còn gian nan tí nào nữa cả!

Hay cuối tháng 1 cũng là thời điểm khá thích hợp nếu du khách khám phá. Muốn ngắm cảnh rừng cao su mùa lá rụng, cành khô trơ trọi lá phủ kín cả lối đi.

Sắc vàng hoa dã quỳ nơi cột mốc ba biên_Ảnh sưu tầm

Sắc vàng hoa dã quỳ nơi cột mốc ba biên_Ảnh sưu tầm

Có người nói rằng cột mốc ba biên Việt – Lào – Campuchia nằm trong top 10 điểm nên tới và khó tới tại Việt Nam. So với bốn điểm cực của Tổ quốc, ngã ba Đông Dương không khó chinh phục. Khi đã chạm được đến cột mốc thiêng liêng này, chắc chắn bạn sẽ được trải nghiệm những cảm giác khó tả nhất. Với tình yêu đất nước trào dâng, thấy rằng quê hương mình vẫn đẹp biết bao!

Hành trình du lịch đã dẫn bạn đi khám phá thêm một điểm đến thú vị tại Kon Tum rồi đấy. Hi vọng rằng bạn đã có thêm cho mình một hành trang kiến thức bổ ích. Còn chần chờ gì mà không thử một lần đặt chân đến đây nhỉ!

 

Người viết: Hà Phạm

Khám Phá Đặc Sản ở Kon Tum

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on