Blog

Tháp Phú Diên

Tháp Phú Diên – in dấu nền văn hóa Chăm Pa hơn 1000 năm

Nằm trên mảnh đất cố đô Huế, tháp Phú Diên là một ngọn tháp cổ thuộc nền văn hóa Chăm Pa. Đây là một trong những công trình kiến trúc lâu đời nhất của người Chăm  được phát hiện ở khu vực miền Trung. Cùng Hành trình du lịch tìm hiểu những điểm độc đáo của di tích hiếm có ở xứ Huế này nhé! 

  1. Kế Hoạch Du Lịch Huế – Đi Đâu và Ăn Gì?
  2. Những Trải Nghiệm Phải Thử Khi Du Lịch Huế
  3. Lịch trình rong ruổi Huế 2 Ngày 1 Đêm
  4. Lịch trình khám phá ẩm thực xứ Huế 2 ngày 1 đêm
  5. Lịch trình trải nghiệm Huế 2 ngày 1 đêm

Vị trí tháp Phú Diên

Tháp Chàm Phú Diên tọa lạc ở thôn Phương Duyên, xã Phú Diên, huyện Phú Vang. Ngược về phía Nam của Thành phố Huế khoảng 30km, tháp Phú Diên nằm khá gần bãi biển cùng tên.

Cách di chuyển

Cách di chuyển nhanh nhất để đến tháp là từ trung tâm Thành phố Huế về hướng biển Thuận An trên tuyến Quốc lộ 49B. Từ đây, bạn đi tiếp khoảng 14km về hướng Nam đến địa phận xã Phú Diên, huyện Phú Vang. Sau đó, bạn đi thẳng đến khi có tấm biển mang tên Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Phú Diên thì rẽ trái để đi ra biển Phú Diên. Cuối cùng, khi đã đến gần biển, bạn sẽ thấy 1 lối nhỏ bên trái. Đây chính là đường dẫn vào tháp Phú Diên.

Cột mốc chỉ đường đến tháp Chàm và bãi tắm ở Phú Diên_Ảnh Khám phá Huế

Cột mốc chỉ đường đến tháp Chàm và bãi tắm ở Phú Diên_Ảnh Khám phá Huế

Tháp Phú Diên nằm lọt thỏm giữa bãi cát trắng, được bảo vệ bởi nhà kính để tránh khỏi mưa gió. Xung quanh tháp được bao đê và trồng phi lao để ngăn sụt lún. Bạn có thể để xe dưới những tán phi lao, rồi đi xuống bậc cấp để chiêm ngưỡng sự tinh tế trong nét nghệ thuật kiến trúc Chăm Pa ở ngọn tháp đặc biệt này.

Sơ lược về Thuận Hóa – vùng đất Chăm Pa xưa

Ngày trước, Vương quốc Chăm Pa trải dài từ dãy núi Hoành Sơn (Quảng Bình) cho đến biên giới Biên Hòa. Vào năm 1306, vua Chế Mân đã lấy 2 châu Ô, châu Rí (Lý) làm sính lễ dâng lên vua Trần Nhân Tông. Hai châu này được sáp nhập vào nước Đại Việt, ngày nay bao gồm 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Hiện nay, khắp miền Trung Việt Nam có không ít dấu tích của người Chăm Pa xưa. Tuy vậy, ở Huế lại rất hiếm, đa số không còn nguyên vẹn hình dáng ban đầu. Vì thế, tháp Phú Diên được phát hiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu văn hóa – lịch sử mảnh đất Thừa Thiên Huế.

Một trong bốn lối xuống tháp Phú Diên_Ảnh sưu tầm

Một trong bốn lối xuống tháp Phú Diên_Ảnh sưu tầm

Thời gian phát hiện tháp Phú Diên

Với những tháp Chàm khác thì khá dễ dàng phát hiện vì nằm nổi trên mặt đất. Còn tháp Phú Diên lại nằm ẩn sâu dưới lòng đất và chỉ được tìm thấy khi các công nhân khai quật quặng titan ở bờ biển này vào ngày 18/04/2001. Công nhân chính là những người dân thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên. Trước đây tháp đã được đặt tên theo cách nơi người phát hiện ra có tên là Mỹ Khánh. Sau này, tháp được đặt lại theo tên xã là tháp Phú Diên, người dân vẫn thường gọi là tháp Chàm. Tuy vậy, dù nhắc đến tên nào thì bà con đều biết rằng đang nhắc đến ngọn tháp độc đáo này.

Tháp Phú Diên được tình cờ phát hiện qua những người thợ mỏ_Ảnh sưu tầm

Tháp Phú Diên được tình cờ phát hiện qua những người thợ mỏ_Ảnh sưu tầm

Sau sự tình cờ phát hiện ra tháp. Vào ngày 03/05/2001, Bảo Tàng Tổng hợp Thừa Thiên Huế đã lập tức tiến hành hoạt động khảo cổ và tôn tạo. Tháp nằm sâu dưới mặt đất khoảng 5m và chỉ cách mép biển khoảng 120m. Qua việc giám định bằng phương pháp Cacbon, các nhà nghiên cứu đã xác định tháp Phú Diên có niên đại vào khoảng thế kỷ VIII – thời kỳ tiền hưng thịnh của Vương quốc Chăm Pa.

Sau khi khai quật, Tháp Phú Diên được bảo tồn trong nhà kính_Ảnh VnExpress

Sau khi khai quật, Tháp Phú Diên được bảo tồn trong nhà kính_Ảnh VnExpress

Trải qua sự bào mòn của thời gian cùng với những tác động từ bên ngoài. Tháp Phú Diên đã mất phần mái nhưng vẫn còn khá nguyên vẹn từ phần diềm mái trở xuống.

Kiến trúc độc đáo của tháp Phú Diên

      Tổng thể tháp Phú Diên

Qua quá trình khảo cổ, tháp Phú Diên lộ thiên với một khối đất nung lớn. Tháp có hình chữ nhật và được xây dựng hướng về phía Đông – Tây. Ẩn mình sâu trong đất, tháp đã bị thiệt hại khá nhiều và đã mất đi phần mái. Nhưng nhìn chung tổng thể, ngôi tháp khá hài hòa, cân đối bao gồm: móng, chân, thân tháp và diềm mái.

Tháp Phú Diên có tổng chiều cao từ 3,1m đến 3,26m. Toàn bộ tháp được xây bằng gạch nung với kỹ thuật xây dựng đặc biệt của người Chăm, hoàn toàn không có vôi vữa. Từ nhận định của các nhà nghiên cứu, đây là dạng tháp lùn và thuộc nhóm tháp đầu tiên của kiến trúc tôn giáo Chăm. Tháp có màu đỏ hồng nổi bật giữa vùng cát trắng, là điểm nhấn của vùng biển quê hương Phú Diên.

Có thể thấy từng đường nét mềm mại của tháp bên trong nhà kính _ Ảnh VnExpress

Có thể thấy từng đường nét mềm mại của tháp bên trong nhà kính _ Ảnh VnExpress

      Chân tháp

Phần chân tháp được xây dựng theo kiểu giật cấp, mặt bằng dưới cùng có kích thước 8,22m x 7,12 m. Nó được xây bằng 4 lớp gạch liền kề nhau làm bệ đỡ vững chắc cho tháp, cao khoảng 1,25m. Ở các góc tháp được trang trí bởi nhiều họa tiết kỳ bí khác nhau.

Phần chân tháp vững chắc với lối xây giật cấp _ Ảnh Sưu tầm

Phần chân tháp vững chắc với lối xây giật cấp _ Ảnh Sưu tầm

      Thân tháp

Thân tháp cao 1,36m, có kích thước 3,9m x 3,3m. Bốn mặt của tháp là 4 cánh cửa nhưng chỉ có 1 cánh cửa chính phía Đông để ra vào. Còn 3 cửa giả được trang trí với nhiều hoa văn độc đáo, tinh tế. Cửa chính cao lớn, có hình vòm mềm mại với những đường nét sắc sảo.

Cửa chính ra vào có cấu trúc hình vòm _ Ảnh Landmarks

Cửa chính ra vào có cấu trúc hình vòm _ Ảnh Landmarks

Cách cửa chính 5m là nơi đặt bệ thờ có dạng khối vuông được cho là nơi đặt Yoni có kích thước 60cm x 60cm. Ở chính giữa có một cái gờ là chân chế của Linga đã hư hỏng từ trước. Tín ngưỡng thờ Yoni (thể hiện tính âm) và Linga (tín dương) thể hiện sự ảnh hưởng sâu sắc từ Ấn Độ giáo, điều này còn biểu hiện mạnh mẽ qua từng đường nét kiến trúc và lối sống văn hóa của người Chăm Pa.

Linga - Yoni là 2 biểu tưởng của tín ngưỡng Champa _ Ảnh Sưu tầm

Linga – Yoni là 2 biểu tưởng của tín ngưỡng Champa _ Ảnh Sưu tầm

Lệch về hướng Đông – Nam khoảng 3m còn có dấu vết của nền móng cũ của một ngôi tháp khác. Ngoài ra, trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ còn phát hiện một bờ đê khoảng 12 m.

Bệ thờ bên ngoài tháp được phỏng đoán là nơi đặt tượng thờ trước đây_ Ảnh VnExpress

Bệ thờ bên ngoài tháp được phỏng đoán là nơi đặt tượng thờ trước đây_ Ảnh VnExpress

Bảo tồn tháp Phú Diên

Cấu trúc ngôi tháp đã biến dạng nhiều do thời gian và tác động của thiên nhiên. Nhưng vẫn có thể nhận thấy chất liệu gạch vẫn còn rất chắc chắn. Sự liên kết các lối gạch không mạch vữa nhưng các đường nét lại rất mềm mại. Ngày nay, để bảo tồn di tích đặc biệt này, UBND Thừa Thiên Huế cho trùng tu một phần và cho xây dựng nhà kính bảo vệ bên ngoài. Bạn hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tháp rõ ràng từ bên ngoài.

Tháp Phú Diên được bảo vệ khỏi mưa nắng, hơi muối từ biển _ Ảnh Sưu tầm

Tháp Phú Diên được bảo vệ khỏi mưa nắng, hơi muối từ biển _ Ảnh Sưu tầm

Tháp Phú Diên được xếp hạng là di tích cấp quốc gia, mang cho mình nhiều vẻ đẹp tiềm ẩn. Một điểm nhấn trên chuyến hành trình đến tháp Phú Diên chính là bãi biển cùng tên. Biển Phú Diên có độ cao thoải và khá nông, nước trong xanh. Cùng với đó, bạn có thể thưởng thức hải sản ở các quán trên bờ biển với giá phải chăng. Hành trình du lịch hy vọng bạn sẽ một chuyến đi tuyệt vời.

 Xem thêm: Sun Wheel – mặt trời về đêm của thành phố Đà Nẵng

 

Người viết: Mai Vui

 

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on