Blog

Tour du lịch tâm linh Huế 3 ngày 2 đêm – điều bí ẩn bên trong sự tĩnh lặng

Trong suốt cuộc phiêu lưu cùng Hành trình du lịch thì chắc hẳn các bạn đã được đi qua rất nhiều kỳ bí của chốn tâm linh xứ Huế. Từ những ngôi chùa mang hơi hướng tĩnh lặng, sâu lắng, đến những lăng mộ với nhiều bí mật được chôn dấu. Hôm nay, Hành trình du lịch xin giới thiệu một tour du lịch tâm linh Huế 3 ngày 2 đêm – những điều bí ẩn bên trong sự tĩnh lặng.

  1. Kế Hoạch Du Lịch Huế – Đi Đâu và Ăn Gì?
  2. Những Trải Nghiệm Phải Thử Khi Du Lịch Huế
  3. Lịch trình rong ruổi Huế 2 Ngày 1 Đêm
  4. Lịch trình khám phá ẩm thực xứ Huế 2 ngày 1 đêm
  5. Lịch trình trải nghiệm Huế 2 ngày 1 đêm

Những điều cần chuẩn bị

Đi du lịch mà không chuẩn bị thì làm sao có thể an tâm cho được đúng không nào. Nếu bạn đang sinh sống và làm việc tại Huế thì không khó khăn gì khi chỉ cần phương tiện cá nhân và một ít lộ phí là bạn có thể bắt đầu cuộc hành trình. Các bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm sau:

  • Phương tiện di chuyển nội thành: Nếu không đi cùng xe cá nhân, các bạn có thể lựa chọn đi grab hoặc xích lô. Nhưng để thuận tiện hơn trong quá trình di chuyển, các bạn có thể thuê xe du lịch. Chỉ cần lên google hoặc hỏi người dân xung quanh là bạn có thể thuê cho mình một chiếc xe ưng ý với giá phải chăng.
  • Đồ dùng cần thiết: Ngoài vật dụng cá nhân, các bạn có thể chuẩn bị thêm ô, ủng, áo khoác hay áo mưa nếu đi vào mùa mưa ở Huế. Vào mùa nắng thì các bạn nên đem theo kem chống nắng và ô, mũ, nón,…
  • Đến với những nơi linh thiêng, các bạn cũng nên lưu ý cách ăn mặc phù hợp và chỉ đi những nơi dành cho khách du lịch…

Ngày 1 – Khám phá những lăng mộ độc đáo nhất 

Có thể nói, đây là bốn trong những lăng tẩm có quy mô đồ sộ và đặc sắc nhất tại Huế. Du khách sẽ phải choáng ngợp trước sự rộng lớn của những công trình này.

Lăng Gia Long – nơi an nghỉ của vị vua đầu tiên sáng lập ra triều Nguyễn

Tổng thể lăng nằm trong một vùng núi hoang sơ_Ảnh sưu tầm

Lăng mộ vua Gia Long còn có tên gọi khác là Thiên Thọ Lăng. Được xây dựng trong 6 năm (1814 – 1820) gồm nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến vua Gia Long. Tổng thể lăng nằm trong một vùng núi hoang sơ, sơn thủy hữu tình. Thuộc xã Hương Long, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là công trình đồ sộ với sự kết hợp hoàn hảo của kiến trúc và thiên nhiên. Một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của sự hùng vĩ, thơ mộng, hoang sơ mà cũng không kém phần liêu trai.

Trước đây, để đến lăng Gia Long thì cách di chuyển duy nhất là đường thủy, đi đò hoặc thuyền xuôi theo dòng sông Hương qua chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén… Tuy nhiên ngày nay du khách đã có thể đến nơi đây bằng 2 lối: 

  • Đi qua cầu phao do người dân xây dựng bắc qua sông Tả Trạch;
  • Đi đường lớn chạy qua cầu Tuần, lăng Minh Mạng và cầu Hữu Trạch bắc qua con sông cùng tên.

Đây là công trình đồ sộ với sự kết hợp hoàn hảo của kiến trúc và thiên nhiên_Ảnh sưu tầm

Lăng Gia Long Huế không những có vị trí phong thủy đẹp bậc nhất trong những lăng vua triều Nguyễn mà còn nổi tiếng bởi chuyện tình sắt son giữa bậc Đế vương và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu. Vì thế, trong quần thể lăng Gia Long đáng chú ý nhất là Lăng Thiên Thọ Hữu và Điện Gia Thành. Đây là nơi chôn cất và điện thờ của Thuận Thiên Cao Hoàng hậu – người vợ thứ 2 của vua Gia Long và cũng là mẹ của vua Minh Mạng.

Lăng Minh Mạng – những bí mật ẩn dấu

Được thiết kế theo quy tắc cân bằng đối xứng. Lăng Minh Mạng được đánh giá là một cấu trúc lăng mộ chuẩn thời Nguyễn. Có diện tích 28ha với hơn 40 công trình lớn nhỏ. Và xung quanh lăng có La thành bao bọc, hình thế của lăng Minh Mạng Huế có dáng tựa như một người đang nằm nghỉ. Trong tư thế gối đầu lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông trước mặt. Hai nửa hồ Trừng Minh như đôi tay buông xuôi nghỉ ngơi giữa bạt ngàn hoa lá.

Lăng Minh Mạng được đánh giá là một cấu trúc lăng mộ chuẩn thời Nguyễn_Ảnh sưu tầm

Có một số bí mật vẫn còn là ẩn số, khi nói về lăng mộ Hoàng đế Minh Mạng. Nhất là về các bảo vật, tài sản và đôi khi là cả chuyện phong thủy. Nếu bạn muốn trả lời những câu hỏi ấy, hãy tới đây để khám phá nét độc đáo của kiến trúc cổ xưa này.

Xem thêm: https://hanhtrinhdulich.vn/lang-minh-mang-nhung-dieu-chua-ke-3836/ 

Ứng Lăng Khải Định – sự giao thoa văn hóa Việt Nam với các nước phương Tây

Lăng Khải Định Huế lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Lăng là công trình minh chứng cho sự giao thoa văn hóa Việt Nam với các nước phương Tây.

Lăng Khải Định Huế lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật_Ảnh sưu tầm

Lăng vua Khải Định có 127 bậc thang. Qua 37 bậc đầu tiên là cổng Tam Quan sẽ là thách thức với du khách. Đặc biệt trong những ngày nắng nóng xứ Huế. Leo lên 127 bậc thang nãy, hẳn bạn mệt bở hơi tai. Vì thế, nếu chọn đi lăng Khải Định, hãy cố gắng đi thật sớm.

Bạn sau đó sẽ đến là Nghi Môn và sân Bái Đính. Trên cao là hai tầng sân, mỗi tầng cách nhau 13 bậc. Cung Thiên Định nằm ở vị trí cao nhất.

Lăng vua Khải Định có 127 bậc thang_Ảnh sưu tầm

Những bức phù điêu ghép từ sành và thủy tinh tinh xảo, khéo léo sẽ khiến bạn muốn sờ tay vào từng tác phẩm. Nhưng xin nhớ: đừng sờ vào hiện vật. Tất cả các nghệ nhân giỏi nhất lúc bấy giờ đã dùng cả trăm ngàn mẩu thủy tinh, sành sứ nhiều màu, nhiều sắc “kết” thành các bức tranh sống động. Người xem từ ngỡ ngàng đến mong muốn chụp lại tất cả các bức tranh ngũ phúc, bát bửu, mâm ngũ quả, bộ khay trà,… trong điện Thiên Định.

Xem thêm: https://hanhtrinhdulich.vn/lang-khai-dinh-net-dep-dong-tay-ket-hop-3431/ 

Lăng Thiệu Trị – lăng mộ của một vị vua thi sĩ

Thiệu Trị là vị hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn. Ông là con trai trưởng của vua Minh Mạng và kế vị cha mình. Từ năm 1841 đến năm 1847, được truy tôn miếu hiệu là Hiến Tổ. Trong thời gian trị vì ông chỉ sử dụng một niên hiệu là Thiệu Trị. 

Thiệu Trị là vị hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn_Ảnh sưu tầm

Vua Thiệu Trị được người đời ca tụng là một hoàng đế thông minh, tận tụy chăm lo việc nước, uyên bác Nho học. Thiệu Trị cũng nổi tiếng là một vị vua thi sĩ. Ông để lại rất nhiều bài thơ cho đời. Nổi tiếng nhất là 2 bài thơ chữ Hán có tên là Vũ Trung Sơn Thủy (Cảnh trong mưa) và Phước Viên Văn hội lương dạ mạn ngâm (Đêm thơ ở Phước Viên). 

Vua Thiệu Trị được người đời ca tụng là một hoàng đế thông minh_Ảnh sưu tầm

Các nhà kiến trúc lăng Thiệu Trị đã cắt phần giữa của lăng Minh Mạng. Phần này làm điện thờ đặt riêng ra một bên rồi nối hai phần trước và sau của lăng ấy lại với nhau làm một. Các đơn vị công trình kiến trúc riêng lẻ thì có thêm bớt, đổi thay đôi chút. Nhưng cách xây Bửu thành, Toại đạo, các cầu bằng đá, nghi môn, nghê đồng và các hồ bán nguyệt thì giống lăng Minh Mạng.

Xem thêm: https://hanhtrinhdulich.vn/lang-thieu-tri-binh-an-giua-nhung-canh-dong-6673/ 

Ngày 2 – linh thiêng Thiên Mụ, dạo quanh Đại Nội

Cung An Định – những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc

Các nhà kiến trúc lăng Thiệu Trị đã cắt phần giữa của lăng Minh Mạng_Ảnh sưu tầm

Cung An Định gắn liền với một giai đoạn lịch sử đầy biến động dưới triều Nguyễn. Trước kia, cung có tên là Phủ Phụng Hóa. Được vua Đồng Khánh cho xây dựng đầu thế kỷ XX. Năm 1917, sau khi vua Khải Định lên ngôi, ông cho xây dựng lại và đổi tên thành cung An Định. Năm 1922, theo ý nguyện của vua Khải Định, cung An Định được ban cho hoàng tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại sau này).

Với tổng diện tích lên tới gần 24.000m2. Cung An Định là một tổ hợp của nhiều công trình kiến trúc. Đến nay, cung chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là: cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường. Tuy nhiên, giá trị kiến trúc của cung An Định vẫn chưa bao giờ khiến du khách hết trầm trồ.

Xem thêm: https://hanhtrinhdulich.vn/den-cung-an-dinh-xem-tranh-tuong-4574/ 

Chùa Thiên Mụ và lời nguyền truyền tai nhau

Chùa Thiên Mụ là nơi các cặp đôi ngại đến_Ảnh sưu tầm

Các cặp đôi đang yêu rất ngại đưa nhau đến chùa Thiên Mụ. Vì nơi đây có một lời nguyền được người dân địa phương truyền tai nhau rằng:”Sau khi đến đây các cặp đôi sẽ đường ai nấy đi, chia tay trong đau khổ”.

Chùa Thiên Mụ được xây dựng ở bờ bắc sông Hương. Chùa cách trung tâm thành phố Huế 5km về phía Tây, tại xã Hương Long, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Chùa được chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong dựng nên từ năm 1601.

Chùa Thiên Mụ được xây dựng ở bờ bắc sông Hương_Ảnh sưu tầm

Chuyện kể rằng, xưa có một cô gái gia đình quan lại giàu có đem lòng yêu chàng trai mồ côi, nghèo khó. Bởi bị cấm cản, họ cùng nhau tới bến thuyền trước chùa Thiên Mụ tự vẫn với lời hứa thủy chung. Trớ trêu thay, chàng trai ấy chết đi, còn cô gái dạt vào bờ và được cứu sống. Sau này, nàng cưới một vị quan giàu có, quên đi mối tình xưa, sống cuộc đời vinh hoa, phú quý. Oan hồn chàng trai dưới sông oán hận nên nguyền rủa tất cả những đôi trai gái nào yêu nhau đến chùa đều tan vỡ. Vì vậy người ta thường nói rằng “những cặp đôi yêu nhau, dẫn nhau lên chùa Thiên Mụ sẽ chia tay.”

Xem thêm: https://hanhtrinhdulich.vn/chua-thien-mu-vi-sao-cac-cap-doi-ngai-den-3222/ 

Chùa Phước Duyên – Phong cảnh cũng trở nên thơ mộng hữu tình

Chùa Phước Duyên cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15km_Ảnh sưu tầm

Chùa Phước Duyên cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15km về phía Đông. Ngôi cổ tự này nằm tại số 8/60 Phạm Tu, thôn An Ninh Thượng, phường Hương Long, Thành phố Huế. Với diện tích khoảng 4000m2, cùng vị trí đắc địa, bao quanh bởi sông núi hữu tình, ngôi chùa là nơi rất thích hợp cho các Tăng ni phật tử tu tâm.

Ngôi chùa là nơi rất thích hợp cho các Tăng ni phật tử tu tâm._Ảnh sưu tầm

Chùa được xây dựng theo hình chữ Khẩu. Phía trước là chùa gồm có ba gian và hai liêu, xây hướng về phía Đông Nam. Phía Tây Nam là giảng đường tu viện, phía Tây Bắc là hậu đường và phía Đông là khách đường. Ngoài ra, chùa còn có ngôi nhà dài năm gian, là nơi để thực trù và đón tiếp khách.

Trải qua những giai đoạn trùng tu kiến thiết, ngày nay ngôi chùa khá đồ sộ, khang trang. Phong cảnh cũng trở nên thơ mộng hữu tình, đón nhận rất nhiều kẻ tăng, người tục về đây tu học. Ngôi chùa chia thành 2 khu riêng biệt, đó là khu A và khu B.

Xem thêm: https://hanhtrinhdulich.vn/chua-phuoc-duyen-ngoi-chua-700-nam-lich-su-4338/ 

Đại Nội Huế – lưu giữ nhiều dấu ấn đặc sắc của nét phong kiến triều đình nhà Nguyễn

Sau khi đã khám phá một vòng tại bờ Bắc sông Hương. Du khách có thể lựa chọn Đại Nội Huế là nơi dừng chân nghỉ ngơi, vui chơi.

Di sản Văn hoá Thế giới _Ảnh sưu tầm

Nằm ở bên bờ dòng sông Hương. Đại Nội Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Và nơi đây còn lưu giữ nhiều dấu ấn đặc sắc của nét phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm trước. Đại Nội Huế là cụm di tích bao gồm Hoàng Thành (nơi vua thiết triều và làm việc) và Tử Cấm Thành (nơi sinh hoạt của vua và hoàng tộc).

Đại Nội Huế là cụm di tích bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành _Ảnh sưu tầm

Đến thăm quan quần thể di tích Đại Nội Huế. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm công trình cung điện nguy nga, đền đài và miếu thờ bề thế. Với vẻ đẹp tráng lệ và kiến trúc cung điện đắc sắc. Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy thích thú trên hành trình thăm quan Đại Nội.

Vẻ đẹp tráng lệ và kiến trúc cung điện đắc sắc_Ảnh sưu tầm

Cũng thuộc quần thể di tích Cố đô Huế và nằm trong khu vực Hoàng thành. Tử Cấm thành là nơi sinh hoạt của vua cũng như là hoàng triều nhà Nguyễn. Trong Tử Cấm Thành, có hơn 50 công trình kiến trúc với quy mô đa dạng khác nhau. Tiêu biểu phải kể đến Điện Cần Chánh (nơi vua thiết triều và tổ chức yến tiệc), Điện Càn Thành (nơi vua ngủ nghỉ), Thái Bình Lâu (nơi vua thư giãn, đọc sách), Tả Vu & Hữu Vu,…

Ngày 3 – ghé chùa Từ Đàm, về lại Nam Giao

Chùa Báo Quốc – ngôi chùa thờ linh vị của Đức Hiếu Khương Hoàng Hậu

Chùa Báo Quốc_Ảnh sưu tầm

Vào thời Tây Sơn, khu đất trong chu vi chùa Báo Quốc còn bị chiếm để chứa diêm tiêu nhằm phục vụ việc đúc súng đạn trên con đường Tây Sơn bắc tiến. Đến năm 1824, đời vua Minh Mạng, nhân một cuộc lễ trai đàn chẩn tế do hoàng tộc tổ chức tại ngôi chùa này. Nhà vua đã đề nghị chư vị trụ trì và giám thọ trong chùa đổi lại tên là Báo Quốc.

Chùa được xây theo hình chữ khẩu (口) vuông vức_Ảnh sưu tầm

Chùa Báo Quốc được xây theo hình chữ khẩu (口) vuông vức. Bước lên nhiều bậc tam cấp, đến cổng tam quan cổ kính đồ sộ. Ngay giữa sân, chùa trồng nhiều loại cây kiểng và phong lan, hoa thơm khoe sắc bốn mùa. Mang một cảnh quan u tịch và trang nghiêm trong hệ thống chùa chiền Cố đô Huế. Diện tích toàn thể của chùa chừng hai mẫu tây, trước do triều đình cấp phát. Trong khuôn viên của chùa có nhiều tháp và mộ thờ những tổ sư của ngôi chùa cổ này.

Xem thêm: https://hanhtrinhdulich.vn/chua-bao-quoc-ngoi-co-tu-linh-thieng-dat-co-do-5343/ 

Chùa Từ Đàm – trung tâm phật giáo Việt Nam

Lịch sử chùa Từ Đàm đã có từ những năm 1600. Ban đầu, chùa có tên là Ấn Tôn tự. Được một thiền sư Trung Quốc, tên là Minh Hoằng Tử Dung – người đầu tiên khai sơn đồi Hoàng Long và đặt tên luôn cho chùa. Sau đó gần 200 năm sau, ngôi chùa lại được đổi sang tên mới là Từ Đàm tự.

Chùa Từ Đàm đã có từ những năm 1600_Ảnh sưu tầm

Sau này, vào những năm 30 của thế kỷ 20. Ngôi chùa này đã được nhượng cho An Nam Phật học hội tu sửa và cải tạo lại kiến trúc.

Tại chùa Từ Đàm có một vị Thánh tử đạo lấy làm nơi để thực hiện tâm nguyện cho công cuộc bảo vệ đạo pháp của mình. Đó là Hòa thượng Thích Tiêu Diêu – thế danh Đoàn Mễ. Sinh tại An Truyền, Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Năm Canh Ngọ (1930), ngài đã xuất gia thọ giáo với Hòa thượng Thích Tịnh Khiết tại chùa Tường Vân. Và được ban Pháp danh là Tâm Nguyện tự Tiêu Diêu.

Chùa Từ Đàm được biết tới là một trong những địa điểm nổi tiếng được rất nhiều chư tăng ni, Phật tử_Ảnh sưu tầm

Sau này, Hòa thượng Thích Tiêu Diêu đã tự thiêu ngay tại sân chùa Từ Đàm. Vào lúc 4 giờ ngày 16 tháng 8 năm 1963 để bảo vệ đạo pháp, cầu nguyện cho Phật pháp được trường tồn. Bên cạnh đó, Hòa thượng mong muốn chính quyền Ngô Đình Diệm chấm dứt chính sách kỳ thị Phật giáo. Ngài để lại lịch sử đấu tranh của Phật giáo. Nét son vĩnh cửu của một bậc vị pháp thiêu thân hiến dâng cho sự nghiệp chung của Đạo pháp.

Xem thêm: https://hanhtrinhdulich.vn/chua-tu-dam-hue-trung-tam-phat-giao-viet-nam-5987/ 

Tổ đình Tường Vân – ngôi chùa bề thế giữa chốn kinh kỳ

Tổ Đình Tường Vân_Ảnh sưu tầm

 

Theo những tài liệu còn ghi lại, chùa vốn là thảo am Tường Vân (còn gọi Đông Am). Chùa do đệ tử của Hoà Thượng Đạo Minh Phổ Tịnh – Ngài Tánh Hoạt Huệ Cảnh, thuộc đời thứ 38 của dòng Lâm Tế chánh tông lập ra vào khoảng năm 1843. Khi Ngài lập thảo am Tường Vân thì Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cũng năng lui tới nơi đây. Ông là một nhà thơ lớn dưới triều Tự Đức, rất thích cảnh thiên nhiên và mến mộ chốn thiền môn.

Chùa thành lập năm 1843_Ảnh sưu tầm

Tháng Giêng năm 2015, có hai cuộc lễ lớn tại Tổ đình Tường Vân, thành phố Huế. Gồm lễ húy kỵ Đức Đệ nhất Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và lễ khánh thành Đại trùng tu Tổ đình Tường Vân. Ngôi phạm vũ huy hoàng đã đón tiếp chư Tăng Ni Phật tử khắp cả nước. Đặc biệt có đông đảo Tăng Ni, Phật tử của khoảng 100 tự viện thuộc tông môn Tường Vân đã vân tập về ngôi Tổ đình trang nghiêm. Chùa nổi bật lên nét kiến trúc mỹ thuật Việt Nam, hoành tráng về vóc dáng trong truyền thống của ngôi già – lam.

 

Xem thêm: https://hanhtrinhdulich.vn/chua-tuong-van-ngoi-chua-be-the-giua-chon-kinh-ky-7402/ 

Đàn Nam Giao – đàn tế nguyên vẹn nhất còn sót lại của Viết Nam

Đàn Nam Giao_Ảnh sưu tầm

Đàn Nam Giao được khởi công xây dựng vào ngày 25/03/1806, dưới thời vua Gia Long. Trong suốt chiều dài lịch sử nhà Nguyễn, có tới 10 trong số 13 đời vua tổ chức các buổi lễ tế giao, tế trời đất tại đây. Tổng cộng đã có 98 buổi đại lễ diễn ra do đích thân nhà vua tế hoặc sai người tế thay.

Bao quanh nơi đây là rừng thông xanh mát. Trước đây, nhà vua cùng hoàng thân và các vị quan lớn đều trồng và chăm sóc cây thông của mình ở đây. Thời đó, thông là loại cây tượng trưng cho người quân tử phóng khoáng và khí phách.

 

Xem thêm: https://hanhtrinhdulich.vn/dan-nam-giao-dan-te-nguyen-ven-nhat-con-sot-lai-cua-viet-nam-5463/ 

 

Ăn gì? Ở đâu?

Khám phá ẩm thực Huế phong phú

Nói đến Huế là cả một kho tàng ẩm thực cho du khách lựa chọn. Bạn có thể lựa chọn những món ăn đặc sắc như: Bún bò Huế, bánh canh, cơm chay, cơm thường, bánh mì,… Còn nếu bạn là một tín đồ ăn vặt thì chè Huế, bánh ép, bánh khoái, bánh bèo, nậm, lọc,…  Là những món ăn mà bạn không nên bỏ lỡ.

Xem thêm: https://hanhtrinhdulich.vn/da-toi-hue-ma-khong-an-che-hue-thi-toi-lam-chi-5073/ 

Xem thêm: https://hanhtrinhdulich.vn/3-quan-an-sang-vi-hue-nhieu-khach-kiem-tim-3624/ 

Xem thêm: https://hanhtrinhdulich.vn/top-4-mon-com-nhat-dinh-phai-thu-khi-den-hue-3821/ 

Xem thêm: https://hanhtrinhdulich.vn/banh-canh-nam-pho-an-hien-3047/ 

Xem thêm: https://hanhtrinhdulich.vn/com-am-phu-mon-an-ma-mi-xu-hue-3316/ 

Xem thêm: https://hanhtrinhdulich.vn/banh-ep-mu-kieu-pizza-nuc-tieng-kieu-hue-3370/

Xem thêm: https://hanhtrinhdulich.vn/banh-mi-truong-tien-o-tho-dong-den-moi-toi-4010/ 

Xem thêm: https://hanhtrinhdulich.vn/banh-dau-xanh-trai-mon-banh-quy-toc-dat-kinh-ky-3530/ 

Nơi lưu trú lý tưởng

Huế là điểm đến được rất nhiều khách du lịch lựa chọn nên bạn sẽ dễ dàng bắt gặp rất nhiều homestay hay khách sạn để dừng chân. An tâm là giá homestay ở Huế cực kỳ rẻ và sạch sẽ.

 

Một chuyến đi với nhiều điểm đến hấp dẫn đã đủ để Huế chinh phục bạn hay chưa? Thêm ngay vào danh sách du lịch tâm linh của bạn để có những trải nghiệm thật ý nghĩa nhé.

 

Người viết: Trường An

Post a Comment

Lập kế hoạch hành trình du lịch cùng Thanktrip!

Follow us on